DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Những "vũ khí phòng thân" cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà

Theo Pháp luật và bạn đọc - 06:30 | 22/10/2021
webkhoedep.vn - Chuyện phòng COVID-19 không chỉ người trẻ quan tâm mà người già cũng cần cẩn trọng làm đúng ngay từ những thói quen sinh hoạt hàng ngày.

Bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) hiện đang là bệnh truyền nhiễm cấp tính thuộc nhóm A do chủng virus SARS-CoV-2 gây ra. Trải qua nhiều đợt dịch ở nước ta, có thể thấy người bệnh COVID-19 có nhiều biểu hiện lâm sàng đa dạng. Từ nhiễm không có triệu chứng, giống như cảm cúm thông thường rồi tới những biểu hiện bệnh lý nặng như viêm phổi nặng, suy hô hấp, sốc nhiễm trùng, suy chức năng đa cơ quan và tử vong. Đặc biệt, ở những người cao tuổi, người có bệnh mạn tính hay suy giảm miễn dịch thì nguy cơ mắc bệnh lại càng cao hơn.

Tính đến hết ngày 28 tháng 3 năm 2020, trên thế giới có 617.603 ca mắc COVID-19, trong số này có 28.376 trường hợp tử vong. Theo một báo cáo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Trung Quốc cuối tháng 2 năm 2020, tỷ lệ tử vong ở 72.314 trường hợp mắc và nghi mắc COVID-19: 4,6% ở tuổi 60-69; 9,8% ở tuổi 70-79 tuổi, 18% trên 80 tuổi, và 75% trong số họ có bệnh lý nền như bệnh tim mạch, đái tháo đường, bệnh phổi... 

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-1

Việt Nam hiện có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi, phần lớn trong số này mắc nhiều bệnh mạn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh mạch vành... Trung bình người Việt Nam trên 60 tuổi có 2,6 bệnh, trên 80 tuổi 6,8 bệnh. Do đó, việc phòng bệnh là vô cùng quan trọng đối với người cao tuổi. Bởi họ là những người có sức đề kháng suy giảm, khả năng chống đỡ bệnh tật kém, dễ mắc bệnh và diễn biến bệnh thường nặng khi dịch bệnh xảy ra.

Để bảo vệ sức khỏe người cao tuổi trong lúc dịch COVID-19 đang còn nhiều diễn biến phức tạp, Ban Soạn thảo của Bộ Y tế đã xây dựng tài liệu “Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe để phòng chống dịch COVID-19 cho người cao tuổi tại cộng đồng”. Trong đó, có 8 lời khuyên dành cho người cao tuổi để trang bị "vũ khí phòng thân" chống COVID-19 ở ngay tại nhà.

1. Hãy ở nhà, hạn chế ra ngoài

Với những người mắc các bệnh lý mạn tính như bệnh tim mạch (tăng huyết áp, bệnh mạch vành…), bệnh phổi (hen phế quản, bệnh phổi mạn tính…), đái tháo đường… nên ở nhà. Vì đây là nhóm đối tượng nếu không may bị mắc COVID - 19 thì dễ diễn biến nặng và nguy cơ tử vong cao.

- Với những trường hợp bắt buộc phải ra ngoài thì:

Cần:

+ Đeo khẩu trang.

+ Giữ khoảng cách 2m với người có biểu hiện ho, hắt hơi…

+ Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn nhanh.

Tránh:

+ Đến những nơi đông người như chợ, lễ hội, đám cưới…

+ Đi lại bằng máy bay, tàu thủy.

+ Tham gia phương tiện công cộng như xe buýt, tàu…

2. Khuyến cáo người cao tuổi sử dụng khẩu trang phòng lây nhiễm SARS-CoV-2

- Người cao tuổi khi ra khỏi nhà phải đeo khẩu trang.

- Đối với người cao tuổi tại cộng đồng: áp dụng đeo khẩu trang vải hoặc khẩu trang y tế thông thường.

- Đeo khẩu trang đúng cách: Kéo khẩu trang vải che kín cả mũi lẫn miệng; Trong quá trình đeo khẩu trang, tránh không dùng tay chạm vào mặt trước khẩu trang; Khi tháo khẩu trang chỉ cầm vào phần dây đeo qua tai để tháo khẩu trang, tránh dùng tay cầm vào mặt trước của khẩu trang để tháo ra; Giặt sạch khẩu trang hàng ngày bằng xà phòng để dùng lại cho lần sau; Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng để phòng bệnh.

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-2

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-3

Giữ khoảng cách an toàn:

- Tránh tiếp xúc gần hay dùng chung vật dụng ăn/ uống với người có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi… hoặc người từ vùng dịch về.

- Chủ động bố trí nơi sinh hoạt riêng của người cao tuổi cách nơi sinh hoạt chung trên 2m. Nếu có thể NCT (người cao tuổi) nên ở phòng riêng.

- Nếu NCT phải ra khỏi nhà, nên giữ khoảng cách với người khác tối thiểu 2m.

3. Rửa tay và giữ vệ sinh cá nhân, nơi ở

*Rửa tay giúp NCT phòng chống dịch bệnh COVID-19 cũng như rất nhiều tác nhân gây bệnh khác.

Thời điểm rửa tay:

- Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy hoặc bằng dung dịch rửa tay có cồn sẽ diệt vi rút nếu tay bạn có dính vi rút.

- Rửa tay: Nhiều lần trong ngày; Sau khi ho, hắt hơi; Sau khi tháo khẩu trang; Sau khi chăm sóc người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Sau khi tiếp xúc với dịch tiết; mũi, họng, ho hắt hơi của người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; Trước các bữa ăn và trước khi chế biến thực phẩm; Sau khi tiếp xúc với động vật hoặc chất thải của động vật; Sau khi đi vệ sinh.

Khi không có xà phòng và nước sạch có thể rửa tay bằng dung dịch rửa tay có cồn.

Thực hiện 6 bước rửa tay:

Bước 1: Lấy dung dịch rửa tay có cồn vào lòng bàn tay. Chà 2 lòng bàn tay vào nhau.

Bước 2: Chà lòng bàn tay này lên mu bàn tay và kẽ ngoài các ngón tay của bàn tay kia và ngược lại.

Bước 3: Chà 2 lòng bàn tay vào nhau, miết mạnh các kẽ ngón tay.

Bước 4: Chà mặt ngoài các ngón tay này và lòng bàn tay kia và ngược lại.

Bước 5: Xoay ngón tay cái của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại (làm sạch ngón tay cái).

Bước 6: Xoay các đầu ngón tay của bàn tay này vào lòng bàn tay kia và ngược lại. Để tay khô tự nhiên.

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-4

Quy trình rửa tay: Ban hành tại Quyết định 3916/QĐ-BYT ngày 28/8/2017 của Bộ Y tế

4. Duy trì chế độ luyện tập đều đặn tại nhà

- Đừng quên tập thể dục ngay cả khi không thể ra ngoài. Người cao tuổi có thể duy trì và nâng cao sức khỏe tại một góc nhà, ban công, trước màn hình vô tuyến.

- Tập luyện mang lại sức mạnh về tinh thần, giảm căng thẳng, lo lắng.

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-5

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-6

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-7

5. Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý

- Người cao tuổi cần ăn đủ, đa dạng thực phẩm để phòng tránh suy dinh dưỡng, sụt cân. Chế độ ăn cần đủ các thực phẩm giàu chất dinh dưỡng như thịt bò, thịt gà, thịt lợn, cá, tôm, trứng và có thể phối hợp các loại đậu đỗ như đậu tương, đỗ xanh, đỗ đen… Chế biến hợp khẩu vị, sở thích, khả năng nhai nuốt thức ăn để có thể ăn đủ số lượng. Nếu không thể ăn đủ lượng thực phẩm cần thiết, gầy, hoặc sụt cân nên uống thêm các loại sữa bổ sung dinh dưỡng, từ 1-2 cốc mỗi ngày.

- Có thể sử dụng một số gia vị/ thực phẩm chứa các chất giúp tăng cường miễn dịch như: tỏi, nghệ, sả, nấm, tảo biển, trà xanh, sữa chua…

- Ăn chín uống sôi. Đảm bảo an toàn bảo quản, chế biến thực phẩm.

- Người cao tuổi nếu mắc bệnh tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, hay suy thận, suy tim thì thực hiện chế độ ăn điều trị các bệnh này như bác sĩ đã hướng dẫn.

- Uống nước đủ: người cao tuổi uống từ 6-9 cốc (tương đương 1200ml-1800ml). Người cao tuổi có thể không cảm thấy khát nước, do vậy, người chăm sóc, các con/ cháu cần nhắc người cao tuổi uống đủ nước. Cần uống nước sạch, ấm, uống từng ngụm nhỏ và chia đều trong ngày ngay cả khi không khát để giữ ẩm cổ họng. Không uống nhiều nước trước khi đi ngủ, không uống nước ngọt thay nước lọc.

- Không hút thuốc lá, thuốc lào, không uống rượu, bia.

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-8

6. Kiểm soát tốt các bệnh mạn tính

Người cao tuổi có các bệnh mạn tính như: Đái tháo đường, bệnh phổi mạn, bệnh tim mạch, huyết áp…

Đảm bảo đủ thuốc. Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ; không tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, tăng liều, giảm liều.

- Theo dõi tình hình sức khỏe bản thân hàng ngày như nhiệt độ, huyết áp, đường máu (nếu có thể)… Bất cứ sự thay đổi nào dù nhỏ hay thoáng qua về sức khỏe phải báo ngay cho người thân và nhân viên y tế.

- Liên lạc hoặc nhờ con cháu liên lạc với nhân viên y tế để được khám và tư vấn khi cần.

- Các trường hợp cấp cứu, biến chứng bệnh như hạ đường máu (đói, run, vã mồ hôi…), tăng đường máu, huyết áp cao…: khẩn trương liên hệ với cơ sở y tế.

7. Cung cấp thông tin về sức khỏe bản thân

- Hãy nói ngay với người thân, người chăm sóc về những bệnh hiện mắc và thuốc đang điều trị.

- Tự khai báo hoặc nhờ người thân khai báo trực tuyến về tình trạng sức khỏe của bản thân.

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-9

Cập nhật tình hình dịch bệnh COVID-19 và thông tin về cơ sở y tế gần nhất

Cập nhật thông tin về dịch COVID-19 qua báo đài của Trung ương, địa phương để chủ động phòng chống dịch. Tránh hoang mang lo lắng trước các thông tin chưa được kiểm chứng.

Lưu số điện thoại đường dây nóng của cơ sở y tế gần nhất, gọi hỗ trợ (hoặc nhờ con cháu gọi) khi có triệu chứng về hô hấp như: ho, sốt, tức ngực, khó thở… hoặc cần tư vấn các vấn đề về sức khỏe.

8. Chuẩn bị trước một số việc cần làm nếu không may bản thân bị ốm hoặc bị cách ly

Có sẵn thông tin, số điện thoại của Trạm y tế xã phường, Bác sĩ hiện đang chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi để được tư vấn khi cần thiết.

Hãy lưu số điện thoại của người thân, hàng xóm…

Dự phòng người chăm sóc (nhiều phương án vì người chăm sóc mình không có khả năng như bị cách ly hoặc bị ốm…)

Chuẩn bị vật dụng thiết yếu, thức ăn, thuốc thiết yếu, thuốc điều trị bệnh hàng ngày…

Nếu người cao tuổi không có người chăm sóc báo với chính quyền địa phương để được giúp đỡ khi cần.

Những vũ khí phòng thân cần trang bị ngay cho bố mẹ mình để chống dịch COVID-19 tại nhà-10

Theo Pháp luật và bạn đọc
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://kenh14.vn/nhung-vu-khi-phong-than-can-trang-bi-ngay-cho-bo-me-minh-de-chong-dich-covid-19-tai-nha-20211021135906309.chn
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Mẹo vặt - Thứ bảy, 23/09/2023 10:52
    Chất lượng và tình trạng vệ sinh của thớt có ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn của gia đình, vậy thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Liên tiếp 2 bé trai mắc bệnh dại nhập viện nguy kịch

    Tin y dược - Thứ bảy, 23/09/2023 10:13
    Chỉ trong 2 tuần, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh dại nguy kịch. Đáng chú ý, trước đó, gia đình không biết nguyên nhân gây ra cơn dại của con.

    Có hay không phương pháp lọc mỡ máu tốt cho sức khỏe?

    Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 22/09/2023 20:36
    Mới đây, diễn viên Bình Minh chia sẻ lên mạng xã hội Facebook về việc lọc mỡ máu toàn diện để ngăn ngừa bệnh đột quỵ, suy gan... Trước thông tin này, nhiều bạn đọc thắc mắc thực tế phương pháp này có thần kỳ như vậy?

    Vi khuẩn Salmonella có trong thịt heo xíu của bánh mì Phượng nguy hiểm thế nào?

    Tin y dược - Thứ sáu, 22/09/2023 10:09
    Viện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.

    Ôm cục nợ 3 tỷ chứng khoán, người đàn ông 31 tuổi nhập viện tâm thần

    Tin y dược - Thứ tư, 20/09/2023 13:51
    Nhiều người trẻ chịu áp lực tiền bạc, làm giàu dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, phát bệnh tâm thần.

    5 kiểu ăn sáng khiến phụ nữ già nhanh khủng khiếp, sức khỏe cũng bị tổn hại

    Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 20/09/2023 08:04
    Nếu đang xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa, phụ nữ nên tránh 5 kiểu ăn sáng sau đây.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm, mất thị lực vĩnh viễn

    Bệnh chuyên khoa - Thứ ba, 19/09/2023 10:39
    Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh này có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực.

    Ba người tử vong do mắc bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 19/09/2023 09:48
    Ngày 18/9, Bộ Y tế thông tin Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên. Đến nay tại Hà Giang và Điện Biên đã có 3 bệnh nhân mắc bạch hầu tử vong.

    Cô gái trẻ sốc phản vệ sau 10 phút tự ý mua thuốc về uống

    Tin y dược - Thứ ba, 19/09/2023 07:37
    Nữ bệnh nhân 23 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 2 sau khi uống hết liều thuốc được nhân viên bán thuốc kê.

    Cô dâu Thu Sao chụp ảnh, tổ chức tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới, nhan sắc hiện tại khiến dân mạng tò mò

    Gia đình - Thứ hai, 18/09/2023 19:43
    Để kỷ niệm 5 năm ngày cưới, cặp đôi Thu Sao - Hoa Cương đã tổ chức tiệc “tưng bừng”, chứng minh tình yêu đích thực, hạnh phúc ngọt ngào như ngày mới cưới.

    Ớn lạnh đồng xu mắc kẹt trong thực quản của bé gái 5 tuổi

    Phòng bệnh - Chủ nhật, 17/09/2023 16:23
    Bé gái 5 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nội soi gắp thành công dị vật là một đồng xu kẹt trong thực quản.

    Bệnh đau mắt đỏ lây lan cả nước, bác sĩ đưa những cách hạn chế nhiễm bệnh trong giai đoạn này

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 17/09/2023 08:28
    Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng không điển hình ban đầu: đau nhẹ ở họng, sốt nhẹ, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Các triệu chứng sau đó kéo dài 1-2 ngày rồi xuất hiện các triệu chứng khác ở mắt.

    Bác sĩ nói gì về dịch vụ “bắt sâu mắt" đang nở rộ?

    Bệnh chuyên khoa - Thứ bảy, 16/09/2023 16:46
    Dịch vụ "bắt sâu mắt" đang được các spa quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang mạng xã hội với công dụng làm sạch mắt, thải độc, giảm ngứa mắt. Với chi phí khoảng 200.000 đồng/lần, nhiều người sẵn sàng móc hầu bao

    5 kiểu áo rất hợp để phối cùng chân váy dài

    Xu hướng - Thứ bảy, 16/09/2023 10:38
    Mùa thu thực sự thích hợp để diện chân váy dài. Và đây là 5 kiểu áo dễ phối nhất bạn nên ghim ngay để không bao giờ mặc xấu.

    Xôn xao clip cô giáo mầm non bị hành hung giữa đường, nghi do ghen tuông

    Gia đình - Thứ năm, 14/09/2023 21:52
    Trên đường đi dạy về, cô giáo mầm non 28 tuổi ở Hà Tĩnh bị hành hung. Lực lượng công an đã vào cuộc điều tra.

    Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 15:22
    Ngạt khí, ngạt khói nếu không được sơ cứu đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về hô hấp.

    Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 10:01
    Nhiều đồ nội thất, thiết bị trong nhà ở có nguy cơ hỏa hoạn nếu dùng sai cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong việc sử dụng các vật dụng để hạn chế cháy nổ.

    Hà Thanh Xuân có làn da trẻ trung nhờ uống 1 thứ nước mỗi sáng ngủ dậy

    Bí quyết làm đẹp - Thứ năm, 14/09/2023 09:05
    Ca sĩ Hà Thanh Xuân có làn da trẻ trung hơn nhiều so với tuổi thật nhờ uống loại nước nhà ai cũng có mỗi sáng, ngay khi tỉnh dậy.

    Vì sao cửa thoát hiểm chống cháy ở chung cư luôn phải đóng?

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 08:14
    Cửa thoát hiểm chống cháy ở các tòa nhà cao tầng luôn phải đóng kín khi không có hỏa hoạn và chỉ có thể mở theo một chiều, bạn có biết tại sao?

    Trúng gió và đột quỵ não thường bị nhầm lẫn, phân biệt ra sao để có cách xử trí đúng?

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 13/09/2023 07:43
    Trúng gió và đột quỵ não đều xảy ra đột ngột và dễ gây nhầm lẫn cho những người xung quanh, nếu không có cách xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra nguy hiểm.

    Ung thư tuyến tiền liệt - nỗi sợ hàng đầu của nam giới: Dấu hiệu đầu tiên rất dễ bị bỏ qua

    Nam giới - Thứ ba, 12/09/2023 14:49
    Mới đây, một người đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt đã chia sẻ 2 dấu hiệu đầu tiên mình gặp phải.

    Yêu cầu làm rõ vụ bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B

    Tin y dược - Thứ ba, 12/09/2023 08:38
    Cục Y tế dự phòng đề nghị họp Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc-xin để kết luận về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B.

    Người phụ nữ bị chó nhà cắn đứt lìa bàn chân

    Tin y dược - Thứ ba, 12/09/2023 08:36
    Nữ bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiêm phòng dại sau khi bị chó nhà cắn đứt rời bàn chân phải.

    Hà Nội: Cô gái 20 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 12/09/2023 08:34
    Ngày 11/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, nữ bệnh nhân 20 tuổi bị sốt xuất huyết đã tử vong.