DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Pamidronate

Tác dụng

Tác dụng của pamidronate là gì?

Pamidronate được sử dụng để điều trị nồng độ canxi trong máu cao và các bệnh về xương (di căn xương/tổn thương) có thể xảy ra với một số loại ung thư. Thuốc cũng được sử dụng để điều trị một số loại bệnh về xương (bệnh Paget) khiến di dạng xương và yếu xương. Pamidronate thuộc nhóm thuốc bisphosphonates. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm sự phát triển của canxi trong xương nhằm giảm nồng độ canxi trong máu, giảm nguy cơ gãy xương và giảm đau xương.

Bạn nên dùng pamidronate như thế nào?

Thuốc này được tiêm chậm vào tĩnh mạch trong ít nhất 2 giờ đến 24 giờ, hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Liều lượng được dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn, kết quả xét nghiệm và sự thích ứng điều trị. Bác sĩ sẽ xét nghiệm máu để kiểm tra chức năng thận của bạn trước mỗi lần điều trị với thuốc này. Liều tối đa cho người lớn là 90 mg cho một liều đơn.

Nếu bạn uống thuốc này tại nhà, tìm hiểu cách chuẩn bị và hướng dẫn sử dụng từ bác sĩ. Trước khi sử dụng, kiểm tra sản phẩm nếu có hạt đóng lại trong thuốc hoặc thuốc bị đổi màu. Nếu một trong hai vấn đề trên xuất hiện, không sử dụng thuốc đó. Tìm hiểu cách bảo quản và loại bỏ vật dụng y tế một cách an toàn.

Nếu bạn đang được điều trị chứng canxi trong máu cao, bạn có thể chỉ dùng một liều pamidronate duy nhất. Nếu bạn đang điều trị các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư xương, bạn có thể dùng một liều mỗi 3-4 tuần. Nếu bạn đang điều trị bệnh Paget, bạn có thể phải điều trị hàng ngày trong vòng 3 ngày. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Trong khi điều trị với thuốc này, bạn phải uống nhiều nước và đi tiểu thường xuyên để tránh các vấn đề về thận. Truyền dịch tĩnh mạch thường được dùng chung với thuốc này. Hãy hỏi bác sĩ về lượng chất lỏng bạn nên uống và cẩn thận làm theo các hướng dẫn.

Có thể mất đến 7 ngày trước khi thuốc phát huy toàn bộ tác dụng.

Hãy cho bác sĩ biết nếu tình trạng của bạn không cải thiện hoặc xấu hơn.

Bạn nên bảo quản pamidronate như thế nào?

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Không vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng pamidronate cho người lớn là gì?

Liều thông thường dành cho người lớn bị tăng canxi trong máu ác tính

  • 60-90 mg liều đơn, tiêm tĩnh mạch bằng cách truyền chậm khoảng 2-24 giờ một lần.
  • Truyền dịch thời gian dài hơn (ví dụ hơn 2 giờ) có thể làm giảm nguy cơ nhiễm độc thận, đặc biệt ở những bệnh nhân suy thận từ trước.
  • Nếu lượng canxi trong máu vẫn tăng hoặc tái phát, có thể cần dùng liều thứ hai giống với lần đầu tiên.
  • Nên cách ít nhất 7 ngày giữa các liều tiêm. Phản ứng với liều tiếp theo có thể giảm bớt.
  • Bệnh nhân có lượng canxi trong máu tăng tái phát thường xuyên có thể yêu cầu truyền pamidronate mỗi 2-3 tuần để duy trì lượng canxi thông thường.

Liều thông thường cho người lớn mắc bệnh Paget

  • 30 mg tiêm tĩnh mạch truyền 4 giờ trên 3 ngày liên tiếp.
  • Một số ít bệnh nhân tiếp nhận nhiều hơn một phương pháp điều trị với liều lượng tương tự.

Liều thông thường dành cho người lớn bị đau tủy do ung thư xương

  • 90 mg tiêm tĩnh mạch, truyền trong 4 giờ hàng tháng cho đến tháng thứ 9.

Liều thông thường dành cho người lớn bị ung thư xương do di căn của ung thư vú

  • 90 mg tiêm tĩnh mạch, truyền 2 giờ cho mỗi 3-4 tuần.

Liều dùng pamidronate cho trẻ em là gì?

Trên 1 năm tuổi: 0,5-1 mg/kg tiêm tĩnh mạch bằng cách truyền chậm trong hơn 24 giờ một lần.

Nếu lượng can xi trong máu vẫn tăng hoặc tái phát, có thể cần tiêm liều thứ hai giống với lần đầu tiên.

Nên cách ít nhất 7 ngày giữa các liều tiêm

Pamidronate có những hàm lượng nào?

Pamidronate có những dạng và hàm lượng sau:

  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch, như natri: Generic: 30 mg/10 ml (10 ml); 90 mg/10 ml (10 ml).
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch, như disodium Generic: 30 mg/10 ml (10 ml); 6 mg/ml (10 ml) 90 mg/10 ml (10 ml) G.
  • Dung dịch tiêm tĩnh mạch như disodium: Generic: 30 mg (1EA); 90 mg (1EA).

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng pamidronate?

Gọi cấp cứu nếu bạn có bất cứ dấu hiệu dị ứng: phát ban; khó thở; sưng mặt, môi, lưỡi, hoặc họng.

Hãy gọi cho bác sĩ ngay nếu bạn mắc tác dụng phụ nghiêm trọng như:

  • Sốt cao;
  • Đau khớp, xương, hoặc đau cơ bắp;
  • Đau bất thường ở đùi hoặc hông;
  • Đi tiểu ít hơn bình thường hoặc không tiểu;
  • Sưng tấy, tăng cân nhanh chóng;
  • Đau hay rát khi đi tiểu;
  • Động kinh (co giật);
  • Đau mắt, thay đổi thị lực;
  • Da nhợt nhạt, cảm thấy rắc rối choáng váng hoặc khó thở, nhịp tim nhanh, mất tập trung;
  • Nhầm lẫn, nhịp tim không đều, khát nước, đi tiểu nhiều, khó chịu ở chân, yếu cơ hoặc cảm giác mềm nhũn, co giật cơ.

Tác dụng phụ ít nghiêm trọng có thể bao gồm:

  • Sốt nhẹ;
  • Đau bụng, chán ăn;
  • Buồn nôn, nôn mửa;
  • Táo bón;
  • Đau, đỏ, sưng hoặc xuất hiện cục đau cứng dưới vủng da xung quanh vùng tiêm.

Không phải ai cũng biểu hiện các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dung pamidronate bạn nên biết những gì?

Trước khi quyết định dùng thuốc này, cần cân nhắc kĩ giữa tác dụng và tác hại do thuốc gây ra. Hãy xem xét những điều cần quan tâm sau:

Dị ứng

Hãy cho bác sĩ của bạn nếu bạn đã từng có bất kỳ phản ứng bất thường hoặc dị ứng với thuốc này hoặc bất kỳ loại thuốc nào khác. Nói với bác sĩ nếu bạn có bất kỳ loại bệnh dị ứng nào, chẳng hạn như thực phẩm, thuốc nhuộm, chất bảo quản, hoặc động vật. Đối với sản phẩm thuốc không kê toa, đọc nhãn thuốc hoặc gói thành phần một cách cẩn thận.

Bệnh nhi

Chưa có nghiên cứu thích hợp cho sự tương thích của tuổi tác đến tác dụng của thuốc tiêm Pamidronate ở trẻ em khi bắt đầu dùng thuốc. Sự an toàn và hiệu quả chưa được xác định.

Người cao tuổi

Cho đến nay các nghiên cứu chưa chứng minh được các vấn đề về lão khoa cụ thể sẽ hạn chế tác dụng của Pamidronate ở người già.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ. Thuốc này thuộc nhóm thuốc D đối với thai kỳ.

Ghi chú: Phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai:

  • A= Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Pamidronate có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Hãy viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Thức ăn và rượu bia có tương tác tới pamidronate không?

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến pamidronate?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Thiếu máu;
  • Mất nước;
  • Bệnh tim;
  • Bệnh thận;
  • Giảm bạch cầu;
  • Mất cân bằng khoáng chất (ví dụ: ít canxi, magiê, phốt pho hoặc kali trong máu);
  • Giảm tiểu cầu (số lượng tiểu cầu thấp);
  • Ung thư, hay có tiền sử ung thư;
  • Các vấn đề nha khoa;
  • Các thủ thuật nha khoa;
  • Vệ sinh răng miệng kém;
  • Phẫu thuật (ví dụ phẫu thuật nha khoa);
  • Bệnh tuyến cận giáp (ví dụ: suy tuyến cận giáp);
  • Phẫu thuật tuyến giáp, hay có tiền sử – Những tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ bị giảm canxi trong máu.

Khẩn cấp/Quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Kẹo nghi chứa ma túy bán ở cổng trường học, bác sĩ nói gì?

Y học 360 - Thứ sáu, 01/12/2023 10:11
Theo bác sĩ, hiện tượng ma túy tổng hợp 'đội lốt' các loại kẹo, nước trái cây rất phổ biến. Cơ quan chức năng cần sớm xác định loại kẹo được bán tại cổng trường học ở Lạng Sơn chứa chất gì.

Giá vàng cao chót vót, con dâu khẩu chiến với mẹ chồng ngay đêm tân hôn

Gia đình - Thứ sáu, 01/12/2023 09:54
Việc tặng vàng trong đám cưới từ lâu đã trở thành phong tục ở nhiều địa phương. Tuy nhiên, thời buổi giá vàng tăng chóng mặt, chuyện này bỗng nhiên trở thành vấn đề đáng ngại của một số người.

8X đau lòng nghe chồng nói 'tôi phải lén lút ngủ với cô'

Gia đình - Thứ năm, 30/11/2023 14:37
Người phụ nữ trong chương trình Hẹn ăn trưa tự nhận vì yêu quá nhiều mà phải chịu cảnh là vợ hợp pháp nhưng không được chung sống cùng chồng. Sau 7 năm sống xa cách, cô lâm vào cảnh trầm cảm kéo dài.

Bố tôi ngót 30 năm vừa làm cha, vừa làm mẹ

Tâm sự - Thứ năm, 30/11/2023 14:20
Vậy là mẹ đã rời xa bố con tôi ngót 30 năm. Quãng thời gian ấy không dài nhưng cũng không ngắn đối với cuộc đời một con người.

Nghệ An: Quốc lộ ùn ứ vì đám đông tụ tập xem đánh ghen

Đời sống - Thứ năm, 30/11/2023 10:18
Biết có vụ việc đánh ghen trước nhà nghỉ, hàng trăm người dân hiếu kỳ ở huyện Diễn Châu (Nghệ An) kéo đến xem khiến giao thông trên Quốc lộ 7B ùn ứ.

Mẹ chồng nhảy cực sung trong đám cưới, con dâu hạnh phúc cổ vũ không ngừng

Gia đình - Thứ tư, 29/11/2023 15:23
Thời gian qua, các video mẹ chồng mặc áo dài nhảy múa trong đám cưới thu hút người xem trên mạng xã hội. Các nàng dâu cũng thích thú, cổ vũ không ngừng.

Cách làm trà chanh giã tay thơm ngon, hot trend trên mạng

Mẹo vặt - Thứ ba, 28/11/2023 14:42
Trà chanh giã tay cực hot trend trên mạng có cách làm vô cùng đơn giản. Hãy cùng VietNamNet tìm hiểu cách làm trà chanh giã tay thơm ngon nhé.

Chất lượng không khí Hà Nội sáng nay ở ngưỡng rất xấu

Tin y dược - Thứ ba, 28/11/2023 10:04
Các ứng dụng quan trắc không khí trong nước cũng ghi nhận mức độ ô nhiễm của Hà Nội ở ngưỡng xấu, rất xấu, thậm chí nguy hại.

Ba lý do khiến nhiều người ăn hải sản bị ngộ độc

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/11/2023 14:34
Theo bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), nhiều trường hợp ngộ độc phải nhập viện sau khi ăn các loại hải sản ở rạn san hô như cá chình, cá hồng, cá mòi.

Cô gái Hải Dương lấy chồng Thượng Hải, mua vài căn nhà sau 6 năm kết hôn

Gia đình - Thứ hai, 27/11/2023 08:12
Trong thời gian du học, cô gái Hải Dương bén duyên với chàng trai Thượng Hải, Trung Quốc. Quả ngọt của hai người là cô con gái kháu khỉnh và mua thêm vài căn nhà sau 6 năm kết hôn.

Phân biệt giữa mẩn đỏ thông thường và ung thư da

Bệnh mãn tính - Thứ hai, 27/11/2023 08:01
Ung thư da thường dẫn tới các vết đổi màu trên da có xu hướng lớn dần, loét, chảy máu, đau khi chạm vào.

Người đàn ông bị từ chối hẹn hò vì câu nói về 'con riêng, con ruột'

Tâm sự - Chủ nhật, 26/11/2023 21:54
Người đàn ông Hà Tĩnh 'tuột' mất cơ hội hẹn hò với mẹ đơn thân vì một câu nói liên quan đến chuyện 'con riêng và con ruột' trong chương trình Bạn muốn hẹn hò.

Căn bệnh gây tử vong cao thứ 3 sau tim mạch và ung thư

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/11/2023 09:33
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường xảy ra ở người trên 40 tuổi, hút thuốc lá. Đây là căn bệnh nguy hiểm, gây tử vong cao hàng thứ 3 trên thế giới.

Ăn kẹo lạ mua ở cổng trường, 5 học sinh nhập viện

Tin y dược - Chủ nhật, 26/11/2023 09:30
Sau khi ăn kẹo mua ngoài cổng trường, 5 trong số 126 học sinh Trường THCS thị trấn Cái Rồng (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) bị đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tức ngực.