DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Phụ huynh nhịn cơm trưa, 'quay cuồng' đưa đón con đi học

Theo VietNamNet - 16:33 | 08/02/2022
webkhoedep.vn - Ngày đầu tiên hai con trở lại trường sau thời gian dài học online, chị Phạm Thanh như quay cuồng, bở hơi tai để chạy theo lịch học của các con.

Hơn 600.000 học sinh từ lớp 7 – 12 của Hà Nội vừa quay trở lại trường học trực tiếp sau 8 tháng nghỉ ở nhà phòng chống dịch. Phần nào cảm thấy “ấm lòng vì cuộc sống đang bình thường trở lại”, nhưng chị Phạm Thanh (Cầu Giấy, Hà Nội) khá nan giải trong việc đưa đón con.

“Đứa lớn năm nay học lớp 11 đi học vào buổi sáng, trong khi đứa nhỏ học lớp 7 lại vào buổi chiều. Hai đứa, hai cấp, hai khung giờ học khiến bố mẹ cũng phải “chạy xô”. Buổi sáng, hơn 11 giờ đứa thứ nhất tan học, tôi phải hộc tốc đón về lo ăn uống rồi lại chuẩn bị để đầu giờ chiều đưa đứa thứ hai tới trường. Lịch học hành của các con cũng khiến đảo lộn hết lịch làm việc của bố mẹ”, chị Thanh than thở.

Phụ huynh nhịn cơm trưa, quay cuồng đưa đón con đi học-1
Học sinh đo thân nhiệt, xịt khử khuẩn trước khi vào trường. Ảnh: Phạm Hải

Theo chị Thanh, việc cho học sinh học nửa buổi như hiện nay rất bất cập với gia đình chị khi bố mẹ phải thấp thỏm chuyện lo cơm nước, đưa đón. “Chưa kể, nếu gia đình nào có nhiều con học lệch buổi nhau thì xác định cứ ở nhà chăm con và đưa đón con cũng hết ngày”, chị Thanh nói.

“Bố mẹ cũng mong con được đến trường, nhưng học trực tiếp kiểu này khốn khổ hơn là học online. Cứ nghĩ con đi học, bố mẹ sẽ được giải phóng, ai ngờ lại như buộc thêm dây vào mình; chạy theo lịch học của các con cũng bở hơi tai”.

Có hai con học lớp 2 và lớp 8, khi nghe tin Hà Nội sắp cho học sinh trở lại trường, chị Đỗ Mai Loan (Đống Đa) vui mừng vì “quãng thời gian con ở nhà học online, mẹ cũng kiệt sức”.

Tuy nhiên, khi con trở lại trường, bà mẹ hai con lại gặp phải “cơn đau đầu” khác là không biết phải xoay sở ra sao.

“Bình thường bố mẹ đi làm, bạn lớp 2 sẽ ở nhà học bài cùng với anh trai học lớp 8. Nhưng giờ khi anh đi học, một mình con phải ở nhà lại khiến bố mẹ cũng không yên tâm. Sáng sớm tôi phải dậy sớm đưa đứa lớn đi học, sau đó mau chóng về nhà để cho đứa bé ăn uống, rồi gửi sang nhà người quen trông giúp.

Cơ quan của mẹ lại cách trường con hơn 10km. Thế là, buổi trưa mẹ lại phi về trường đón đứa lớn, rồi lại đi đón đứa bé về nhà. Quay về công ty cũng mất hơn 1 tiếng, không kịp ăn cơm trưa.

Quả thực, con đi học trở lại, bố mẹ vừa mừng lại cũng vừa lo, bởi việc đưa đón như thế này vất vả và mất quá nhiều thời gian. Nếu tình hình này kéo dài, tôi chưa biết phải xoay sở ra sao”, chị Loan chia sẻ.

Những ngày đầu trở lại trường sau thời gian nghỉ học vì Covid-19 cũng là giai đoạn mà chính các nhà trường gặp không ít khó khăn.

Phụ huynh nhịn cơm trưa, quay cuồng đưa đón con đi học-2
Học sinh đo thân nhiệt trước khi vào trường.

Chia sẻ với VietNamNet, ông Nguyễn Quang Tùng, Hiệu trưởng Trường THCS và THPT M.V. Lômônôxốp cho hay, hiện, nhà trường gặp một chút khó khăn với một số trường hợp chưa tiêm vaccine và sợ không dám cho con đi học.

“Số phụ huynh này vừa sợ tác dụng phụ khi tiêm vắc xin, vừa sợ con mắc Covid-19 vì chưa tiêm. Do đó, nhà trường phải hỗ trợ mở lớp trực tuyến cho những học sinh đó và làm dần công tác tư tưởng cho phụ huynh”, ông Tùng nói.

Sáng 8/2, toàn trường có 117 học sinh trên tổng số 2.152 học sinh của 63 lớp từ khối 7 đến khối 12 nghỉ học. Trong đó có 16 học sinh diện F0, 24 học sinh diện F1 có nguy cơ, số còn lại phụ huynh xin phép con nghỉ học 1-2 hôm vì chưa bố trí đưa đón được”, ông Tùng thông tin.

Theo ông Tùng, do học sinh cũng được bố mẹ nhắc kỹ nên không túm tụm tập trung đông người hoặc sang các lớp khác. “Chỉ có lúc tan trường thì hơi đông một chút”.

Phụ huynh nhịn cơm trưa, quay cuồng đưa đón con đi học-3
Sĩ số ở một lớp học sáng 8/2. Ảnh: Phạm Hải.

Hiệu trưởng một trường THCS ở huyện Hoài Đức cho hay: “Nếu như trước đây chỉ khối 9 đi học thì chúng tôi còn bố trí được việc mỗi lớp cách nhau một phòng học. Nhưng giờ đây cho toàn bộ học sinh trở lại như thế này thì đành chịu bởi trường không còn thừa phòng học hay diện tích nữa”.

Để hạn chế phần nào nguy cơ lây nhiễm, nhà trường tính sẽ bố trí cho các lớp ra chơi trong lớp, không ra sân trường chung; không tổ chức các hoạt động sinh hoạt chung diện rộng.

“Nói thật là hiệu trưởng, tôi cũng rất lo. Dịp trước, mỗi khối 9 đi học, trường có 2 phòng cách ly. Giờ học sinh trở lại hết, tất cả đều là phòng học, chúng tôi đang không chỉ có thể sắp xếp 1 phòng y tế để phục vụ cách ly. Đây thực sự là bài toán nhức đầu”, vị này nói.

Ông Nguyễn Cao Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Thái Thịnh (quận Đống Đa, Hà Nội) nói dù cũng đã chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng đến khi đi vào thực hiện, cán bộ, giáo viên của trường vẫn nhận thấy những khó khăn nhất định của việc dạy học trực tuyến kết nối trực tiếp trên lớp.

“Khó khăn nhất là dạy học hỗn hợp khi lớp có học sinh không thể đến trường vì những lý do như F0, F1, thuộc vùng dịch cấp độ 3,4.  Chúng tôi cũng đã tính đến trường hợp này khi có kịch bản giáo viên dạy học trực tiếp, nhà trường lắp camera để học sinh ở nhà có thể theo dõi, học trực tuyến nhưng đúng như diễn tiến trên lớp. Tuy nhiên, thật không đơn giản cho tất cả từ thiết bị, đường truyền mạng, giáo viên,... vận hành đồng thời trơn tru”.

Nói về việc học sinh tiểu học trở lại trường, Trưởng phòng GD-ĐT một quận nội thành Hà Nội tỏ ra e dè: “Tôi nghĩ cần thời gian nghe ngóng, xem xét thêm. Bởi nếu khi lớp 7-12 còn chưa làm chặt chẽ, nếu thêm học sinh dưới 12 tuổi, số này còn chưa tiêm, thì khi có dịch sẽ phức tạp khó kiểm soát”.

Theo VietNamNet
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/hoc-sinh-tro-lai-truong-sau-dot-nghi-dai-cha-me-quay-cuong-dua-don-814099.html
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Mẹo vặt - Thứ bảy, 23/09/2023 10:52
    Chất lượng và tình trạng vệ sinh của thớt có ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn của gia đình, vậy thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Liên tiếp 2 bé trai mắc bệnh dại nhập viện nguy kịch

    Tin y dược - Thứ bảy, 23/09/2023 10:13
    Chỉ trong 2 tuần, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh dại nguy kịch. Đáng chú ý, trước đó, gia đình không biết nguyên nhân gây ra cơn dại của con.

    Có hay không phương pháp lọc mỡ máu tốt cho sức khỏe?

    Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 22/09/2023 20:36
    Mới đây, diễn viên Bình Minh chia sẻ lên mạng xã hội Facebook về việc lọc mỡ máu toàn diện để ngăn ngừa bệnh đột quỵ, suy gan... Trước thông tin này, nhiều bạn đọc thắc mắc thực tế phương pháp này có thần kỳ như vậy?

    Vi khuẩn Salmonella có trong thịt heo xíu của bánh mì Phượng nguy hiểm thế nào?

    Tin y dược - Thứ sáu, 22/09/2023 10:09
    Viện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.

    Ôm cục nợ 3 tỷ chứng khoán, người đàn ông 31 tuổi nhập viện tâm thần

    Tin y dược - Thứ tư, 20/09/2023 13:51
    Nhiều người trẻ chịu áp lực tiền bạc, làm giàu dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, phát bệnh tâm thần.

    5 kiểu ăn sáng khiến phụ nữ già nhanh khủng khiếp, sức khỏe cũng bị tổn hại

    Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 20/09/2023 08:04
    Nếu đang xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa, phụ nữ nên tránh 5 kiểu ăn sáng sau đây.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm, mất thị lực vĩnh viễn

    Bệnh chuyên khoa - Thứ ba, 19/09/2023 10:39
    Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh này có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực.

    Ba người tử vong do mắc bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 19/09/2023 09:48
    Ngày 18/9, Bộ Y tế thông tin Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên. Đến nay tại Hà Giang và Điện Biên đã có 3 bệnh nhân mắc bạch hầu tử vong.

    Cô gái trẻ sốc phản vệ sau 10 phút tự ý mua thuốc về uống

    Tin y dược - Thứ ba, 19/09/2023 07:37
    Nữ bệnh nhân 23 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 2 sau khi uống hết liều thuốc được nhân viên bán thuốc kê.

    Cô dâu Thu Sao chụp ảnh, tổ chức tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới, nhan sắc hiện tại khiến dân mạng tò mò

    Gia đình - Thứ hai, 18/09/2023 19:43
    Để kỷ niệm 5 năm ngày cưới, cặp đôi Thu Sao - Hoa Cương đã tổ chức tiệc “tưng bừng”, chứng minh tình yêu đích thực, hạnh phúc ngọt ngào như ngày mới cưới.

    Ớn lạnh đồng xu mắc kẹt trong thực quản của bé gái 5 tuổi

    Phòng bệnh - Chủ nhật, 17/09/2023 16:23
    Bé gái 5 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nội soi gắp thành công dị vật là một đồng xu kẹt trong thực quản.

    Bệnh đau mắt đỏ lây lan cả nước, bác sĩ đưa những cách hạn chế nhiễm bệnh trong giai đoạn này

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 17/09/2023 08:28
    Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng không điển hình ban đầu: đau nhẹ ở họng, sốt nhẹ, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Các triệu chứng sau đó kéo dài 1-2 ngày rồi xuất hiện các triệu chứng khác ở mắt.

    Bác sĩ nói gì về dịch vụ “bắt sâu mắt" đang nở rộ?

    Bệnh chuyên khoa - Thứ bảy, 16/09/2023 16:46
    Dịch vụ "bắt sâu mắt" đang được các spa quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang mạng xã hội với công dụng làm sạch mắt, thải độc, giảm ngứa mắt. Với chi phí khoảng 200.000 đồng/lần, nhiều người sẵn sàng móc hầu bao

    5 kiểu áo rất hợp để phối cùng chân váy dài

    Xu hướng - Thứ bảy, 16/09/2023 10:38
    Mùa thu thực sự thích hợp để diện chân váy dài. Và đây là 5 kiểu áo dễ phối nhất bạn nên ghim ngay để không bao giờ mặc xấu.

    Xôn xao clip cô giáo mầm non bị hành hung giữa đường, nghi do ghen tuông

    Gia đình - Thứ năm, 14/09/2023 21:52
    Trên đường đi dạy về, cô giáo mầm non 28 tuổi ở Hà Tĩnh bị hành hung. Lực lượng công an đã vào cuộc điều tra.

    Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 15:22
    Ngạt khí, ngạt khói nếu không được sơ cứu đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về hô hấp.

    Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 10:01
    Nhiều đồ nội thất, thiết bị trong nhà ở có nguy cơ hỏa hoạn nếu dùng sai cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong việc sử dụng các vật dụng để hạn chế cháy nổ.

    Hà Thanh Xuân có làn da trẻ trung nhờ uống 1 thứ nước mỗi sáng ngủ dậy

    Bí quyết làm đẹp - Thứ năm, 14/09/2023 09:05
    Ca sĩ Hà Thanh Xuân có làn da trẻ trung hơn nhiều so với tuổi thật nhờ uống loại nước nhà ai cũng có mỗi sáng, ngay khi tỉnh dậy.

    Vì sao cửa thoát hiểm chống cháy ở chung cư luôn phải đóng?

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 08:14
    Cửa thoát hiểm chống cháy ở các tòa nhà cao tầng luôn phải đóng kín khi không có hỏa hoạn và chỉ có thể mở theo một chiều, bạn có biết tại sao?

    Trúng gió và đột quỵ não thường bị nhầm lẫn, phân biệt ra sao để có cách xử trí đúng?

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 13/09/2023 07:43
    Trúng gió và đột quỵ não đều xảy ra đột ngột và dễ gây nhầm lẫn cho những người xung quanh, nếu không có cách xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra nguy hiểm.

    Ung thư tuyến tiền liệt - nỗi sợ hàng đầu của nam giới: Dấu hiệu đầu tiên rất dễ bị bỏ qua

    Nam giới - Thứ ba, 12/09/2023 14:49
    Mới đây, một người đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt đã chia sẻ 2 dấu hiệu đầu tiên mình gặp phải.

    Yêu cầu làm rõ vụ bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B

    Tin y dược - Thứ ba, 12/09/2023 08:38
    Cục Y tế dự phòng đề nghị họp Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc-xin để kết luận về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B.

    Người phụ nữ bị chó nhà cắn đứt lìa bàn chân

    Tin y dược - Thứ ba, 12/09/2023 08:36
    Nữ bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiêm phòng dại sau khi bị chó nhà cắn đứt rời bàn chân phải.

    Hà Nội: Cô gái 20 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 12/09/2023 08:34
    Ngày 11/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, nữ bệnh nhân 20 tuổi bị sốt xuất huyết đã tử vong.