DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Ramucirumab

Tác dụng

Tác dụng của thuốc ramucirumab là gì?

Ramucirumab được sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với một loại thuốc khác (chẳng hạn như paclitaxel) để điều trị một số bệnh ung thư (dạ dày và ung thư dạ dày thực quản). Ramucirumab cũng có thể được sử dụng với các loại thuốc khác để điều trị ung thư phổi, trực tràng hoặc đại tràng. Ramucirumab hoạt động bằng cách làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.

Một số tác dụng khác của thuốc không được liệt kê trên nhãn thuốc đã được phê duyệt nhưng bác sĩ có thể chỉ định bạn dùng. Bạn chỉ sử dụng thuốc này để điều trị một số bệnh lý khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Bạn hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc ramucirumab cho người lớn như thế nào?

Liều thông thường cho người lớn bị ung thư dạ dày

Bạn được tiêm tĩnh mạch 8mg/kg, mỗi 2 tuần.

Liều thông thường cho người lớn bị ung thư phổi tế bào không nhỏ

Bạn được tiêm tĩnh mạch 10mg/kg trên 60 phút vào ngày 1 của chu kỳ 21 ngày trước khi truyền docetaxel.

Liều thông thường cho người lớn bị ung thư đại trực tràng

Bạn được tiêm tĩnh mạch 8mg/kg trên 60 phút mỗi 2 tuần.

Liều dùng thuốc ramucirumab cho trẻ em như thế nào?

Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng ramucirumab ở trẻ em.

Cách dùng

Bạn nên dùng thuốc ramucirumab như thế nào?

Thuốc này được nhân viên y tế tiêm chậm (thường trên 60 phút) vào tĩnh mạch. Ramucirumab được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường là 2 tuần một lần để điều trị ung thư dạ dày, ruột kết hoặc trực tràng và 3 tuần một lần để điều trị ung thư phổi. Để giảm nguy cơ mắc tác dụng phụ, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc (như thuốc kháng histamine, acetaminophen) để bạn uống trước mỗi lần tiêm.

Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào trong quá trình sử dụng thuốc, hãy hỏi bác sĩ hoặc dược sĩ.

Bạn nên làm gì trong trường hợp dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Ngoài ra, bạn cần ghi lại và mang theo danh sách những loại thuốc bạn đã dùng, bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Bạn nên làm gì nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, bạn hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc ramucirumab?

Tiêu chảy, nhức đầu, buồn nôn, nôn mửa, lở miệng hoặc suy nhược cơ thể có thể xảy ra. Các phản ứng tiêm như run, đau lưng/co thắt, tức ngực, ớn lạnh, đỏ bừng, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc ngứa ran, nóng da cũng có thể xảy ra. Nếu bất kỳ tác dụng phụ nào trong số này vẫn tồn tại hoặc xấu đi, bạn hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ ngay lập tức.

Hãy nhớ rằng bác sĩ kê đơn thuốc này bởi vì họ đã đánh giá rằng lợi ích của thuốc cho bạn lớn hơn nguy cơ tác dụng phụ. Nhiều người sử dụng thuốc này không có tác dụng phụ nghiêm trọng.

Hãy báo bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng, bao gồm: dấu hiệu của vấn đề về thận (như thay đổi lượng nước tiểu, sưng tay/mắt cá chân/bàn chân), đỏ/phồng/sưng/đau trên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân.

Đi cấp cứu ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ tác dụng phụ nghiêm trọng nào, bao gồm: đau ngực/quai hàm/cánh tay trái, khó thở, đổ mồ hôi bất thường, yếu ở một bên cơ thể, nói nhảm, lú lẫn, thay đổi thị lực đột ngột, co giật.

Thuốc này có thể làm tăng huyết áp của bạn. Kiểm tra huyết áp thường xuyên và cho bác sĩ biết nếu kết quả cao. Bác sĩ có thể kiểm soát huyết áp của bạn bằng thuốc.

Thuốc này có thể làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của bạn. Điều này có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nghiêm trọng hơn hoặc mắc nhiễm trùng mới. Hãy báo bác sĩ biết ngay lập tức nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng (chẳng hạn như sốt, ớn lạnh, đau họng dai dẳng, ho).

Đây không phải là danh mục đầy đủ tất cả các tác dụng phụ và có thể xảy ra những tác dụng phụ khác. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng/Cảnh báo

Trước khi dùng ramucirumab, bạn nên lưu ý những gì?

Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

  • Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc
  • Bạn đang hoặc đã từng mắc các bệnh lý: cao huyết áp, bệnh thận, bệnh gan, phẫu thuật gần đây, chấn thương gần đây, chảy máu/vấn đề về máu (như chảy máu dạ dày/ruột).

Ramucirumab có thể làm bạn dễ bị nhiễm trùng hơn hoặc có thể làm trầm trọng thêm bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào hiện tại. Do đó, bạn nên rửa tay thật kỹ để ngăn ngừa lây lan nhiễm trùng. Tránh tiếp xúc với những người bị bệnh nhiễm trùng có thể lây sang người khác (như thủy đậu, sởi, cúm).

Không tiêm phòng khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Tránh tiếp xúc với những người gần đây đã nhận được tiêm vaccine sống.

Để giảm nguy cơ bị thâm tím hoặc bị thương, bạn hãy thận trọng với các vật nhọn như dao cạo và dao cắt móng tay.

Trước khi phẫu thuật hoặc thực hiện bất kỳ thủ thuật y tế nào, hãy nói cho bác sĩ hoặc nha sĩ biết về tất cả các sản phẩm bạn sử dụng (bao gồm thuốc theo toa, thuốc không kê toa và các sản phẩm thảo dược).

Thuốc này có thể làm các vết thương chậm hoặc lâu lành. Trước khi phẫu thuật, hãy nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro và lợi ích của loại thuốc này. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn tạm ngưng điều trị bằng thuốc này trước khi phẫu thuật. Hãy hỏi bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể về thời điểm dừng và khi nào nên bắt đầu điều trị bằng ramucirumab. Hãy báo bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có vết thương không lành.

Trong thời kỳ mang thai, thuốc này chỉ nên được sử dụng khi thật cần thiết. Ramucirumab có thể gây hại cho thai nhi. Bạn hãy thảo luận về những rủi ro và lợi ích cũng như tìm hiểu kỹ những biện pháp tránh thai đáng tin cậy để sử dụng trong 3 tháng sau khi ngừng điều trị. Nếu bạn có thai hoặc nghĩ rằng có thể mang thai, hãy nói ngay với bác sĩ.

Vì loại thuốc này có thể được hấp thu qua da và phổi, có thể gây hại cho thai nhi, phụ nữ có thai hoặc có thể mang thai không nên dùng thuốc này.

Các chuyên gia không biết liệu thuốc này có đi vào sữa mẹ hay không. Vì có thể có nguy cơ cho trẻ sơ sinh, bạn không nên cho con bú trong khi sử dụng thuốc. Tham khảo ý kiến ​​bác sĩ trước khi cho con bú.

 

Tương tác thuốc

Thuốc ramucirumab có thể tương tác với những thuốc nào?

Thuốc ramucirumab có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Ramucirumab có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến ramucirumab?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản thuốc

Bạn nên bảo quản ramucirumab như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Dạng bào chế

Ramucirumab có những dạng và hàm lượng nào?

Ramucirumab có ở dạng dung dịch tiêm.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Theo Hello bacsi
Tin khác

Dịch thủy đậu bùng phát, bệnh biến chứng có thể tử vong

Bệnh lây nhiễm - Thứ hai, 27/03/2023 14:30
Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng biến chứng nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.