Răng trắng, không cần can thiệp thẩm mỹ: Hãy làm theo lời khuyên của chuyên gia!
-
Bác sĩ tiết lộ sự thật về lời đồn 'cứ niềng răng là bị hóp má' và nguyên tắc cần nhớ để khắc phục
Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt Nguyễn Thanh Tuấn (BS làm việc tại Hà Nội) khẳng định: 'Nếu niềng răng đúng cách thì sẽ không gây ra tình trạng hóp má'.
Có thể bạn không biết nhưng những thói quen trong cuộc sống hàng ngày có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, sức khỏe. Ví dụ như thói quen uống nhiều cà phê, trà... có thể gây ố vàng hàm răng. Không chỉn chu chăm sóc răng miệng hoặc không làm đúng rất có thể là nguyên nhân khiến hàm răng kém trắng sáng. Việc này tuy có thể chưa ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng thực sự lại rất mất thẩm mỹ. Nó cũng khiến chị em không đủ tự tin để cười thật tươi...
Thế nhưng, theo BS Nguyễn Thanh Tuấn (làm việc tại Hà Nội), bạn hoàn toàn có thể duy trì hàm răng trắng sáng, không cần đến tẩy trắng răng nếu thực sự biết cách chăm sóc răng miệng sao cho đúng.
Chuyên gia nhận định, không giống như những phong cách thời trang có thể đến rồi đi, hàm răng trắng sáng không bao giờ lỗi mốt. Thực tế, người ta cho rằng, đó chính là "phụ kiện" quan trọng nhất giúp bạn khoe nụ cười tươi và luôn nổi bật giữa đám đông.
Thế nên, BS Tuấn đã quyết định chia sẻ một số lời khuyên hữu ích để bạn có được một hàm răng trắng. "Những lời khuyên này siêu dễ mà tôi tin rằng bạn có thể thực hiện được", chuyên gia khẳng định.
"Vệ sinh răng miệng là một trong những công đoạn được đánh giá có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và củng cố chức năng răng. Thức ăn thừa nếu không được loại bỏ kịp thời có thể hình thành mảng bám, cao răng, tạo môi trường lý tưởng để những vi khuẩn có hại tấn công gây bệnh. Do đó, bạn cần ý thức trong việc vệ sinh răng miệng đúng cách", BS Tuấn nói.
Làm thế nào để vệ sinh răng miệng đúng cách?
Điều này nghe có vẻ đơn giản nhưng hầu như không mấy ai thực hiện đúng và đầy đủ. Theo BS Tuấn, vệ sinh răng miệng đúng cách để làm trắng răng, duy trì hàm răng trắng sáng cần:
1. Đánh răng hàng ngày với tần suất ít nhất 2 lần mỗi ngày vào lúc sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ. Nếu có điều kiện, nên đánh răng sau khi ăn khoảng 30-45 phút.
2. Sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor hoặc loại kem đánh răng đã được tổ chức y tế khuyên dùng.
3. Sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng riêng đối với những người đang trong quá trình niềng răng, bọc sứ… hoặc theo hướng dẫn của bác sĩ.
4. Đánh răng đều ở tất cả các mặt của răng, chải răng theo chiều từ trên xuống, từ trong ra ngoài để làm sạch răng.
5. Sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối sinh lý 0,9% để làm sạch khoang miệng một cách hiệu quả.
6. Làm sạch kẽ răng, nơi mà bàn chải khó chải tới bằng việc sử dụng chỉ tơ nha khoa hoặc máy tăm nước.
7. Vệ sinh mặt lưỡi bằng mu bàn chải hoặc dụng cụ chuyên dụng để ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh phát triển.
8. Súc miệng nhiều lần sau khi chải răng để làm sạch khoang miệng và hoàn tất quá trình vệ sinh răng miệng khoa học.
9. Sau khi đánh răng xong, nên vệ sinh các dụng cụ kỹ lưỡng và cất ở những nơi thoáng, khô ráo, sạch sẽ.
10. Đánh răng hàng ngày với tần suất ít nhất 2 lần mỗi ngày sau khi thức dậy, trước khi đi ngủ và sau khi ăn khoảng 30-45 phút.
11. Thay mới bàn chải đánh răng khoảng 3 tháng/lần để ngăn ngừa sự tấn công của các vi khuẩn trong lông bàn chải.
Song song với việc vệ sinh răng miệng khoa học, các bạn nên có một chế độ sinh hoạt lành mạnh, hợp lý đóng vai trò thiết thực trong việc bảo vệ và củng cố sức khỏe răng miệng.
Lưu ý trong sinh hoạt hàng ngày để răng trắng sáng, tránh ố vàng
1. Không hút thuốc lá, sử dụng đồ uống có cồn như rượu bia hay đồ uống có gas để tránh làm ố màu và hỏng men răng.
2. Uống đủ lượng nước cho cơ thể để cân bằng hệ vi sinh vật trong khoang miệng, tránh hôi miệng.
3. Ăn uống với các thực phẩm lành mạnh, nhiều rau xanh để cung cấp đủ vitamin, dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
4. Hạn chế ăn đồ chứa nhiều đường, nhiều dầu mỡ, có tính axit quá cao để tránh mòn men răng, ngăn tạo điều kiện để vi khuẩn phát triển gây bệnh.
5. Lấy cao răng thường xuyên 3-6 tháng/lần. Hoặc, bạn lấy ngay khi có chỉ định của bác sĩ để phá hủy môi trường phát triển lý tưởng của vi khuẩn.
6. Thăm khám sức khỏe với bác sĩ nha khoa thường xuyên. Từ đó phát hiện sớm bệnh lý và điều trị kịp thời, giúp tối ưu hiệu quả điều trị và ngăn chặn nguy cơ hình thành biến chứng.
Khi bạn áp dụng đầy đủ, đúng cách theo lời khuyên mà vẫn chưa có hàm răng trắng như mong đợi, hãy tìm đến các cách làm trắng răng khác, ví dụ như tẩy trắng răng. Đừng quên ngay cả khi đã tẩy trắng răng vẫn phải áp dụng những cách trên để gìn giữ hàm răng đẹp.
-
Từ vụ cô gái tử vong khi nhổ răng khôn: Những biến chứng khôn lường trên bàn mổ
Sự cố y khoa dẫn đến cái chết của bệnh nhân nữ 24 tuổi ở Singapore sau khi được gây mê để nhổ 4 chiếc răng khôn một lần nữa cho thấy biến chứng khôn lường luôn rình rập trên bàn mổ.
-
"Điểm mặt" 8 thói quen sai lầm là nguyên nhân khiến răng bị ố vàng
Răng bị ố vàng là một trong những vấn đề phổ biến khiến nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Không những thế, tình trạng răng bị vàng còn có thể gây ra nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe.
-
Ăn gì để răng chắc khỏe? Bí quyết dinh dưỡng không nên bỏ qua
Ăn gì để răng chắc khỏe? Biết được bí quyết dinh dưỡng và cách ăn uống bảo vệ răng miệng sẽ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy cơ sâu răng và mòn men răng.