Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi: những khó khăn ít ai biết
-
Chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi bị bệnh táo bón
Táo bón là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi. Ước tính vào khoảng 28 - 50% số người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên mắc phải.
Sa sút trí tuệ là một tình trạng rất phổ biến ở người cao tuổi. Có rất nhiều cách để người mắc vấn đề này có thể dễ dàng giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Với sự hỗ trợ từ các thành viên trong gia đình và bạn bè, người cao tuổi vẫn có thể sống hạnh phúc và vui vẻ. Tuy nhiên, chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi vẫn gây ra nhiều khó khăn mà những người xung quanh không thể thấu hiểu.
Tắm
Đối với người bị sa sút trí tuệ, tắm rửa là một việc rất khó hiểu và khiến người thân gặp khó khăn khi chăm sóc họ. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể:
- Giữ phòng tắm luôn ấm và đủ ánh sáng. Bạn có thể bật một bản nhạc nhẹ để họ thư giãn.
- Nếu người lớn tuổi cảm thấy ngại khi phải khỏa thân, bạn hãy dùng khăn che những khu vực nhạy cảm và nhờ họ tự lau ở những khu vực này.
- Không nên để người bị sa sút trí tuệ một mình trong nhà tắm. Bạn hãy chắc chắn chuẩn bị đủ đồ đạc trước khi tắm.
Mặc quần áo
Sa sút trí tuệ ở người cao tuổi không chỉ khiến họ bị suy giảm tinh thần mà còn về thể chất. Do đó, họ có thể cảm thấy khó chịu khi phải mặc quần áo. Dưới đây là một số mẹo bạn có thể áp dụng để người thân tự mặc đồ:
- Hãy hướng dẫn người thân mặc đồ theo đúng thứ tự. Bạn cũng nên chọn những trang phục đơn giản, không quá rườm rà (như áo thun, quần thun…) để người cao tuổi không bị bối rối.
- Hãy chú ý và quan sát xem người thân của bạn thích hoặc không thích những trang phục nào. Bạn có thể mua thêm những trang phục mà họ thích và bỏ những quần áo họ không thích. Đừng cố gắng tranh cãi khi người thân không muốn mặc một bộ đồ nào đó.
- Bạn hãy thay dây giày, khóa và nút áo/quần bằng miếng nhám dính hoặc khóa kéo lớn.
Ăn uống
Có rất nhiều cách để người bị sa sút trí tuệ ăn uống dễ dàng hơn như:
- Ăn vào giờ cố định. Việc ăn uống đúng giờ sẽ giúp bạn kiểm soát việc ăn uống người người cao tuổi hiệu quả hơn.
- Bạn có thể để tất cả đồ ăn vào tô hoặc chén để đảm bảo người thân của bạn có đầy đủ chất dinh dưỡng. Nếu họ cảm thấy choáng ngợp với lượng đồ ăn “khổng lồ”, bạn chỉ nên đặt một món ăn vào chén mỗi lần. Bạn cũng có thể chia nhỏ bữa ăn thay vì ba bữa lớn trong ngày.
- Tránh các thực phẩm khó nhai và nuốt, như các loại hạt, bỏng ngô và cà rốt sống.
- Tắt tivi, đài hoặc chuông điện thoại để tránh làm mất tập trung khi ăn của người bị sa sút trí tuệ.
Bạn có thể muốn tìm hiểu: Dinh dưỡng cho người già: Ăn thế nào mới tốt?
Đi vệ sinh
Một số mẹo giúp người bị sa sút trí tuệ có thể tự đi vệ sinh như:
- Dọn dẹp đồ đạc xung quanh phòng tắm để người thân có thể nhìn thấy nó dễ dàng hơn. Bạn cũng hãy để cửa phòng tắm luôn mở hoặc dán hình nhà vệ sinh trên cửa phòng tắm.
- Chú ý đến các dấu hiệu muốn đi vệ sinh của người bị sa sút trí tuệ, như bồn chồn hoặc giật mạnh quần áo. Bạn cũng có thể thường xuyên đưa người thân vào nhà vệ sinh cứ sau hai giờ.
-
Sốc nhiệt khác đột quỵ do nắng nóng, bác sĩ Bạch Mai chỉ cách phân biệt để cấp cứu đúng
Nắng nóng cao bất thường sẽ làm tăng nguy cơ bệnh đột quỵ và sốc nhiệt. PGS TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu, BV Bạch Mai khuyến cáo người dân cần phải luôn cảnh giác.
-
Bệnh đục thủy tinh thể có nguy hiểm không
Thắc mắc đục thủy tinh thể có nguy hiểm không hoặc đục thủy tinh thể có chữa được không hiện nay đang khá phổ biến bởi số người mắc bệnh ngày một tăng lên.
-
Khi thị lực bị lão hoá
Khi tuổi cao, các tế bào trong mắt cũng sẽ bị lão hóa, mất tính đàn hồi dẫn đến các bệnh về mắt như xệ mi mắt, chảy nước mắt, đục thủy tinh thể, lão thị, thiên đầu thống (glôcôm)... Vậy người cao tuổi cần thay đổi thói quen gì để cải thiện, phòng tránh những nguy cơ này.