DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Sa trực tràng

Tìm hiểu chung

Bệnh sa trực tràng là gì?

Sa trực tràng-1
Hình ảnh sa trực tràng

Thuật ngữ sa trực tràng thường được sử dụng đồng nghĩa với bệnh sa trực tràng hoàn toàn (sa trực tràng ra bên ngoài), nơi mà các thành của trực tràng bị sa tới một mức độ mà chúng nhô ra khỏi hậu môn và có thể nhìn thấy bên ngoài cơ thể. Sa trực tràng có thể xuất hiện mà không có bất kỳ triệu chứng nào nhưng tùy thuộc vào bản chất của sa mà có dịch nhầy (chất nhầy từ hậu môn), chảy máu trực tràng, mất kiểm soát phân các mức độ khác nhau và triệu chứng tắc nghẽn phân.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh sa trực tràng là gì?

Dấu hiệu và triệu chứng của sa trực tràng bao gồm:

  • Tiền sử sa trực tràng;
  • Đi tiêu không thể kiểm soát nhiều mức độ, có thể chỉ có tiết dịch nhầy;
  • Táo bón cũng được mô tả như buốt mót (cảm giác đi tiêu không hết phân) và tắc nghẽn đại tiện;
  • Cảm giác bị sà xuống;
  • Chảy máu trực tràng;
  • Tiêu chảy và thói quen tiêu thất thường;
  • Ban đầu, khối sa có thể nhô ra qua kênh hậu môn chỉ khi đại tiện, rặn và trở lại như cũ ngay sau đó. Những lần tiếp theo, bạn cần phải đẩy khối sa về lại vị trí cũ, điều này có thể tiến triển thành sa mạn tính. Sa mạn tính được định nghĩa là sa tự phát khiến cho việc đi bộ, đứng lâu, ho và hắt hơi trở nên khó khăn vì có thể khiến khối sa nhô ra ngoài. Mô của trực tràng mạn tính có thể trải qua các thay đổi bệnh lý như dày, loét và chảy máu.

Nếu khối sa bị mắc kẹt bên ngoài thắt hậu môn thì nó có thể bị nghẹt và có nguy cơ bị thủng. Lúc này, bạn sẽ cần phải phẫu thuật nếu không thể tự xử lý. Phương pháp áp đường kết tinh trên mô trực tràng bị sa có thể làm giảm phù (sưng) và tạo thuận tiện hơn.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân nào gây bệnh sa trực tràng?

Một số bất thường nằm bên dưới đáy chậu đã ảnh hưởng đến nhiều bộ phận vùng chậu. Bệnh thần kinh âm hộ 2 bên đoạn gần đã được phát hiện ở bệnh nhân bị sa trực tràng không kiểm soát được phân. Bệnh này được chứng minh là không xuất hiện ở đối tượng khỏe mạnh và có thể là nguyên nhân dẫn đến thoái hóa thần kinh trong căn bệnh teo cơ thắt ngoài hậu môn. Một số bác sĩ cho rằng tổn thương thần kinh âm hộ là nguyên nhân làm suy yếu sàn chậu, các cơ vòng hậu môn và có thể là nguyên nhân cơ bản của rối loạn sàn chậu.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc phải bệnh sa trực tràng?

Sa trực tràng thường phổ biến hơn ở phụ nữ lớn tuổi, mặc dù nó có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới. Bệnh này hiếm khi đe dọa tính mạng nhưng các triệu chứng có thể gây suy nhược nếu không chữa trị. Nhiều trường hợp sa trực tràng ra ngoài có thể được điều trị thành công, thường bằng phẫu thuật. Sa trực tràng bên trong thường khó điều trị và nhiều bệnh nhân có thể không thích hợp phẫu thuật.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh sa trực tràng.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở trẻ em bao gồm:

  • Bệnh xơ nang;
  • Đã từng phẫu thuật hậu môn lúc sơ sinh;
  • Suy dinh dưỡng;
  • Dị tật hoặc các vấn đề phát triển thể chất;
  • Rặn khi đi tiêu;
  • Nhiễm trùng.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở người lớn bao gồm:

  • Rặn khi đi tiêu do táo bón;
  • Tổn hại mô do phẫu thuật hoặc sinh đẻ;
  • Yếu cơ sàn chậu xảy ra tự nhiên theo độ tuổi.

Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh sa trực tràng?

Bác sĩ sẽ hỏi về triệu chứng và bệnh án, phẫu thuật để chẩn đoán được sa trực tràng. Bác sĩ cũng sẽ khám lâm sàng bao gồm khám trực tràng xem mô có lỏng lẻo không và đánh giá độ thắt của cơ thắt hậu môn.

Bạn có thể cần xét nghiệm để loại trừ các bệnh khác,ví dụ như nội soi trực tràng, nội soi đại tràng hoặc thụt tháo bằng thuốc xổ để tìm khối u, vết loét hoặc các vùng hẹp bất thường trong ruột. Trẻ em có thể cần xét nghiệm mồ hôi để kiểm tra bệnh xơ nang nếu sa đã xuất hiện nhiều hơn một lần hoặc nguyên nhân gây bệnh không rõ ràng.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh sa trực tràng?

Trong giai đoạn đầu, sa trực tràng có thể được điều trị bằng thuốc làm mềm phân, thuốc đạn và các thuốc khác. Tuy nhiên, hầu hết mọi người sau cùng vẫn cần phải phẫu thuật để điều trị sa trực tràng triệt để.

Loại phẫu thuật phụ thuộc vào mức độ sa trực tràng và các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ có thể đề xuất một trong những phẫu thuật sau:

  • Cắt bỏ hậu môn đáy chậu. Các lựa chọn bao gồm phẫu thuật Altemeier và Delorme. Ở cả 2 phương pháp, bác sĩ sẽ cắt bỏ đoạn trực tràng bị trồi ra ngoài. Cắt bỏ hậu môn đáy chậu đôi lúc được thực hiện kèm theo gây tê tủy sống giúp làm giảm nguy cơ biến chứng và giúp hồi phục nhanh;
  • Cắt đại tràng xích ma và cố định trực tràng. Bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ đại tràng xích ma, đoạn ruột già gần trực tràng và hậu môn nhất. Sau đó, bác sĩ sẽ cố định trực tràng vào cấu trúc xương ở phần dưới của tủy sống và khung chậu (xương cùng). Trong nhiều trường hợp, bác sĩ có thể tiến hành phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, kết quả là đường mổ nhỏ hơn và bạn sẽ nằm viện trong thời gian ngắn hơn so với phẫu thuật truyền thống;
  • Cố định trực tràng. Thỉnh thoảng, bác sĩ chỉ thực hiện cố định trực tràng mà không cắt đoạn đại tràng. Trong trường hợp này, họ sử dụng phẫu thuật bằng robot.

Ở trẻ em, sa trực tràng có thể được kiểm soát bằng thuốc làm mềm phân hoặc các thuốc khác. Nếu trẻ cần thiết phải phẫu thuật thì bác sĩ có kinh nghiệm đặc biệt trong các kỹ thuật xâm lấn tối thiểu sẽ tiến hành.

Trẻ bị sa trực tràng cần được kiểm tra bệnh xơ nang, vì sa trực tràng có thể là một dấu hiệu của bệnh.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh sa trực tràng?

Để điều trị các nguyên nhân cơ bản gây ra hoặc kéo dài sa trực tràng, chúng ta cần đề cập đến một số yếu tố sau:

  • Đau vùng trực tràng. Sau sa trực tràng, bạn có thể bị đau ở các cơ xung quanh trực tràng, cơ nâng hậu môn. Các cơ từ xương ngồi mà bạn cảm nhận được (“các xương ngồi” mà bạn có thể cảm nhận được ở phía dưới mông khi ngồi trên xe đạp hay một chỗ cứng), ở hai bên mông và băng ngang qua dưới xương cùng (xương dẹt, hơi tròn ở đáy xương sống) chính là các cơ nâng hậu môn. Hiện có một số kỹ thuật bạn có thể áp dụng để làm giảm hoặc loại bỏ cơn đau ở khu vực này;
  • Rặn khi đi tiêu hoặc tư thế đại tiện không phù hợp. Lối đi tiêu của phương Tây sẽ khiến cho trực tràng không thể dựng thẳng đứng và mở rộng, từ đó dễ dẫn đến táo bón, trĩ và nứt hậu môn. Táo bón là nguy cơ chính dẫn đến sa trực tràng và làm bệnh tiến triển nặng hơn;
  • Các cơ vùng chậu bị suy yếu, kéo căng hay chấn thương. Nếu bạn ấn nhẹ các cơ xung quanh trực tràng nơi mà trực tràng bị sa ra ngoài lúc đi tiêu thì bạn có thể giữ cho trực tràng nằm bên trong và ngăn ngừa nó sa ra ngoài cùng với phân;
  • Liệu pháp vận động cơ thể. Kênh hậu môn trực tràng được giữ bởi các cơ và các dây chằng, nơi các dây thần kinh chạy qua. Sau phẫu thuật, sinh nở, chấn thương hay rặn liên tục, các cơ, gân hoặc dây chằng có thể bị kéo giãn để đáp ứng với các mô và cơ quan. Các cơ, dây chằng bị kéo giãn và suy yếu có thể dẫn đến sa trực tràng. Để giải quyết nguyên nhân gây ra sa trực tràng, bạn có thể có áp dụng liệu pháp vận động cơ thể do bác sĩ có kinh nghiệm hướng dẫn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Theo Hello bacsi
Tin khác

Hàng chục học sinh Hà Nội phải nhập viện sau chuyến dã ngoại

Tin y dược - Thứ ba, 28/03/2023 21:21
Chiều 28/3, khoảng 60 học sinh Trường Tiểu học Kim Giang (Hà Nội) nghi bị ngộ độc thực phẩm sau chuyến dã ngoại. Rất nhiều em phải vào cấp cứu tại các bệnh viện.

Tưởng béo bụng, người phụ nữ bất ngờ khi mang khối u nặng 10kg

Bệnh mãn tính - Thứ ba, 28/03/2023 14:54
Bụng to bất thường nhưng nghĩ do ngồi nhiều và béo nên chủ quan không đi khám, kết quả người phụ nữ Nam Định có khối u xơ nặng 10kg.

Công an xác minh vụ cô gái bị lột quần áo, cắt tóc giữa phố ở Bình Dương

Gia đình - Thứ hai, 27/03/2023 21:44
Một cô gái trẻ bị lột đồ, cắt tóc giữa đường ở thành phố Thủ Dầu Một, nhiều người cho rằng đây là một vụ đánh ghen.

Từ vụ bé trai nghi bị ép hút ma túy: Bác sĩ cảnh báo mối nguy chết người

Phòng bệnh - Thứ hai, 27/03/2023 15:00
Có bé chỉ mút "tí xíu" thuốc phiện để "chắc dạ" đã ngừng thở, tím tái; Có bé khi uống nhầm dung dịch (được xác định có chất ma túy tổng hợp) trong lọ thuốc lá điện tử cũng bị co giật, hôn mê...

11 lô thuốc trị đau lưng buộc phải tiêu hủy do kém chất lượng

Tin y dược - Thứ hai, 27/03/2023 14:48
11 lô thuốc Myomethol nhập khẩu từ Thái Lan do kém chất lượng buộc phải tiêu hủy. Thuốc này được chỉ định cho người đau lưng cấp tính, gãy xương, co thắt cơ.

Dịch thủy đậu bùng phát, bệnh biến chứng có thể tử vong

Bệnh lây nhiễm - Thứ hai, 27/03/2023 14:30
Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng biến chứng nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...