DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Salicylamide

Tìm hiểu chung

Tác dụng của thuốc salicylamide là gì?

Salicylamide được sử dụng để điều trị các cơn sốt và các cơn đau.

Thuốc này có thể được dùng cho các tác dụng khác. Tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm thông tin.

Bạn nên dùng thuốc salicylamide như thế nào?

Bạn uống thuốc theo sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc theo Hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc.

Bạn nên bảo quản thuốc salicylamide như thế nào?

Bạn nên bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm và tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. Bạn nên nhớ rằng mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Vì vậy,  bạn nên đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và  thú nuôi.

Bạn không nên vứt thuốc vào toilet hoặc đường ống dẫn nước trừ khi có yêu cầu. Thay vì vậy, hãy vứt  thuốc đúng cách khi thuốc quá hạn hoặc không thể sử dụng. Bạn có thể tham khảo ý kiến dược sĩ hoặc  công ty xử lý rác thải địa phương về cách tiêu hủy thuốc an toàn.

Liều dùng

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi quyết định dùng thuốc.

Liều dùng thuốc salicylamide cho người lớn như thế nào?

Liều dùng thuốc salicylamide mà bác sĩ khuyến cáo sẽ dựa trên những điều sau đây (dựa trên bất kỳ hoặc tất cả các trường hợp):

  • Tình trạng đang được điều trị;
  • Tình trạng sức khỏe khác bạn đang có;
  • Các loại thuốc khác mà bạn đang dùng;
  • Cách bạn phản ứng với thuốc này;
  • Cân nặng của bạn;
  • Chiều cao;
  • Tuổi tác;
  • Giới tính.

Liều dùng thuốc salicylamide cho trẻ em như thế nào?

Liều dùng dành cho trẻ em hiện vẫn chưa được xác định. Tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ để biết thêm thông tin.

Thuốc salicylamide có những dạng và hàm lượng nào?

Salicylamide có những dạng và hàm lượng sau:

  • Viên nén, đường uống: 150mg.
  • Viên nang, đường uống: 300mg.

Tác dụng phụ

Bạn sẽ gặp tác dụng phụ nào khi dùng thuốc salicylamide?

Hãy kiểm tra với bác sĩ nếu bất cứ phản ứng phụ phổ biến hoặc trở nên khó chịu:

  • Ợ nóng;
  • Buồn nôn;
  • Đau bụng.

Báo với bác sĩ ngay lập tức nếu bạn có những tác dụng phụ nặng xảy ra trong khi dùng salicylamide như:

  • Phát ban, nổi mề đay;
  • Ngứa, khó thở, tức ngực, sưng miệng, mặt, môi hoặc lưỡi;
  • Phân có màu đen hoặc có máu;
  • Nhầm lẫn;
  • Nước tiểu sẫm màu hoặc phân nhạt màu;
  • Tiêu chảy;
  • Chóng mặt;
  • Buồn ngủ;
  • Giảm thính lực;
  • Ù tai;
  • Đau dạ dày nghiêm trọng;
  • Mệt mỏi bất thường;
  • Nôn;
  • Vàng da hoặc mắt.

Không phải ai cũng gặp các tác dụng phụ như trên. Có thể có các tác dụng phụ khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các tác dụng phụ, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.

Thận trọng trước khi dùng

Trước khi dùng thuốc salicylamide bạn nên biết những gì?

Hãy báo cho bác sĩ hoặc dược sĩ nếu bạn bị dị ứng với:

  • Salicylamide;
  • Acetaminophen;
  • Phenyltoloxamine;
  • Salicylat (ví dụ như magie salicylat);
  • Các loại thuốc kháng histamin khác (ví dụ như diphenhydramine) hoặc bất kỳ dị ứng nào khác.

Sản phẩm này có thể chứa các thành phần không có tác dụng mà có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc các vấn đề khác. Hãy tham khảo ý kiến dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Những điều cần lưu ý nếu bạn đang mang thai hoặc cho con bú

Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA), thuốc này thuộc nhóm thuốc C đối với thai  kỳ. Bạn có thể tham khảo bảng phân loại thuốc dùng cho phụ nữ có thai dưới đây:

  • A = Không có nguy cơ;
  • B = Không có nguy cơ trong vài nghiên cứu;
  • C = Có thể có nguy cơ;
  • D = Có bằng chứng về nguy cơ;
  • X = Chống chỉ định;
  • N = Vẫn chưa biết.

Tương tác thuốc

Thuốc salicylamide có thể tương tác với thuốc nào?

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Tài liệu này không bao gồm đầy đủ các tương tác thuốc có thể xảy ra. Tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Không được tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Mặc dù có những loại thuốc nhất định không nên dùng cùng nhau, nhưng trong một số trường hợp hai loại thuốc khac nhau có thể sử dụng cùng nhau thậm chí khi tương tác có thể xảy ra. Trong những trường hợp này, bác sĩ có thể thay đổi liều thuốc hoặc đưa ra những biện pháp phòng ngừa khác khi cần thiết. Nói cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào được kê toa hay không được kê toa.

Thức ăn và rượu bia có tương tác với thuốc salicylamide không?

Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc salicylamide?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng việc sử dụng thuốc này. Hãy kể cho bác sĩ của bạn biết nếu bạn có những vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Bệnh thận;
  • Bệnh gan;
  • Tăng trưởng cục bộ trong niêm mạc mũi (polyp mũi);
  • Các vấn đề hô hấp (ví dụ như bệnh suyễn, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính – COPD);
  • Các vấn đề về dạ dày/ruột/thực quản (ví dụ như chảy máu, loét, ợ nóng định kỳ , tắc nghẽn);
  • Các vấn đề chảy máu/đông máu, bệnh tăng nhãn áp, tiểu khó (ví dụ như do mở rộng tuyến tiền liệt);
  • Bệnh đái tháo đường, đột quỵ, động kinh, tuyến giáp hoạt động quá mức khó kiểm soát (cường giáp);
  • Bệnh tim (ví dụ như suy tim sung huyết, có tiền sử các cơn đau tim);
  • Sưng mắt cá chân/chân/tay, mất nước trong cơ thể nghiêm trọng (mất nước);
  • Rối loạn về máu (ví dụ như thiếu máu);
  • Huyết áp cao, rối loạn tâm thần/tâm trạng, các bệnh di truyền nhất định (do thiếu hụt G6PD, thiếu pyruvate kinase).

Trường hợp khẩn cấp/quá liều

Bạn nên làm gì trong trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều?

Trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất.

Bạn nên làm nếu quên một liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Vì bạn sẽ được bác sĩ, dược sĩ hoặc chuyên viên y tế chỉ định và theo dõi khi sử dụng thuốc, trường hợp quá liều khó có thể xảy ra.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Nghệ An: Hai trẻ em bị chó dại cắn tử vong

Phòng bệnh - Thứ tư, 22/03/2023 15:09
Hai bệnh nhi được đưa đến bệnh viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với những biểu hiện của cơn dại. Dù đã được cứu chữa tận tình nhưng cả hai bệnh nhân đều không qua khỏi.

Quá tải chạy thận ở TPHCM: Bác sĩ đau xót từ chối bệnh nhân

Tin y dược - Thứ tư, 22/03/2023 15:00
"Mỗi ngày, có 5-6 bệnh nhân liên hệ để xin được vào chạy thận định kỳ, rất tội nghiệp nhưng chúng tôi bất lực, phải từ chối" - bác sĩ bệnh viện ở TPHCM chia sẻ nỗi xót xa trước thực trạng quá tải chạy thận.

Bệnh nguy hiểm từ thói quen uống một ly trà sữa mỗi ngày

Dinh dưỡng - Thứ tư, 22/03/2023 14:53
Để đốt cháy năng lượng được cung cấp từ một cốc trà sữa cỡ nhỏ, bạn phải cần đến 90 phút đi bộ.

5 thói quen chăm sóc da cần xây dựng khi bước qua tuổi 30

Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 22/03/2023 11:20
5 thói quen này sẽ giúp bạn có được làn da mịn màng, trẻ lâu.

Thấy người yêu mình vô dụng sau khi xem quá nhiều clip ngôn tình trên TikTok

Đời sống - Thứ tư, 22/03/2023 09:52
Cuối cùng, họ kết thúc mối quan hệ sau một cuộc cãi vã ầm ĩ.

Hà Nội tăng đột biến bệnh nhi thủy đậu, bác sĩ chỉ loạt cách kiêng kị sai

Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 21/03/2023 19:47
Theo CDC Hà Nội, số ca mắc thủy đậu ghi nhận năm 2023 tăng cao, đáng lưu ý phần lớn ở nhóm tuổi mầm non và tiểu học.

Điểm khác biệt giữa vụ ngộ độc pate Minh Chay và cá chép ủ chua

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 14:57
Dù các bệnh nhân của 2 vụ ngộ độc đều trúng độc Botulinum, 2 vụ việc vẫn có điểm khác nhau, dẫn đến sự chênh lệch về tỷ lệ bệnh nhân diễn tiến nặng.

Hà Nội: Dịch thủy đậu "tấn công" nhiều trường học

Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 21/03/2023 14:34
Trong tuần qua, Thủ đô ghi nhận 70 trường hợp mắc thủy đậu. Tính từ đầu năm đến nay, Hà Nội có tổng cộng 548 ca thủy đậu, chưa ghi nhận trường hợp tử vong.

Thanh niên 32 tuổi nhập viện tâm thần do hoang tưởng người nhà âm mưu hãm hại

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 11:16
Nam bệnh nhân 32 tuổi được xác định mắc tâm thần phân liệt sau khi xuất hiện triệu chứng nói chuyện một mình, luôn nghĩ mọi người muốn hại mình.

Vì sao thực phẩm muối chua dễ sản sinh độc tố botulinum?

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 10:49
Chuyên gia y tế lý giải nguyên nhân thực phẩm muối chua dễ sản sinh độc tố botulinum.

Bác sĩ tiết lộ sự thật về lời đồn 'cứ niềng răng là bị hóp má' và nguyên tắc cần nhớ để khắc phục

Nha khoa - Thứ ba, 21/03/2023 09:10
Bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt Nguyễn Thanh Tuấn (BS làm việc tại Hà Nội) khẳng định: 'Nếu niềng răng đúng cách thì sẽ không gây ra tình trạng hóp má'.

5 kiểu tóc hợp với những người sở hữu mái tóc thưa mỏng

Bí quyết làm đẹp - Thứ ba, 21/03/2023 09:08
5 kiểu tóc này giúp tăng độ dày cho mái tóc thưa mỏng hiệu quả.

Có người bị mù mắt vì ăn đồ để qua đêm: Ghi nhớ nguyên tắc bảo quản đồ ăn để tránh rước họa

Bệnh thường gặp - Thứ ba, 21/03/2023 08:45
Để tiết kiệm thực phẩm, gần như gia đình nào cũng có thói quen cất đồ ăn thừa vào tủ lạnh để có thể tái sử dụng vào ngày hôm sau. Ai cũng nghĩ đó là thói quen bình thường mà không lường trước được đây là thói quen có thể gây ra nhiều tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.

4 kiểu giày bệt lỗi mốt chị em không nên mua

Xu hướng - Thứ ba, 21/03/2023 08:12
Đây đều là những kiểu giày đã từng một thời 'làm mưa làm gió', được chị em săn tìm khắp nơi.