Số ca mắc bệnh Whitmore nhập viện Bệnh viện Đà Nẵng tăng mạnh
-
Hành trình gian nan của cặp đôi hiếm muộn 10 năm: Mang song thai nhưng 1 thai sinh sớm không sống được, các bác sĩ phải "căng não" giữ thai còn lại
Bé gái nặng 480gram chào đời ở tuần thai thứ 26 tại Bệnh viện Sản nhi Vĩnh Phúc là một "phép nhiệm màu" sau 10 năm chờ đợi của một cặp vợ chồng hiếm muộn.
Chiều 25/11, Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, số ca mắc bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei (hay còn gọi là "vi khuẩn ăn thịt người") nhập viện trong khoảng 2 tháng trở lại đây tăng mạnh.
Tính từ ngày 1/1 đến hết tháng 9/2020, bệnh viện chỉ tiếp nhận 4 ca bệnh Whitmore. Nhưng từ ngày 1/10 đến ngày 25/11 thì bệnh viện tiếp nhận tới 29 ca bệnh, trong đó phần lớn đến từ Quảng Nam, một số ở Nghệ An, Quảng Ngãi và Đà Nẵng.
Trong số 29 bệnh nhân, có 3 ca nặng được chuyển từ Khoa Y học nhiệt đới sang Khoa Hồi sức tích cực điều trị. Tuy nhiên, do bệnh nặng nên đã có 2 trường hợp tử vong (1 trường hợp ở Quảng Nam và 1 trường hợp ở Quảng Ngãi).

Số ca mắc bệnh Whitmore nhập viện Bệnh viện Đà Nẵng tăng mạnh.
Bác sĩ Phạm Ngọc Hàm, Trưởng khoa Y học nhiệt đới (Bệnh viện Đà Nẵng) cho biết, bệnh Whitmore thường gặp vào mùa mưa, tập trung tháng 7 đến tháng 11 hàng năm. Đặc biệt, mùa mưa lũ là điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển. Thời gian ủ bệnh thường 1-21 ngày, trung bình là 9 ngày.
Bệnh Whitmore do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei sống trong môi trường tự nhiên gây ra. Bệnh gây áp xe, hoại tử nhiều cơ quan trong đó có da. Người và động vật có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bị nhiễm vi khuẩn, do hít phải các hạt nước hoặc bụi li ti có nhiễm vi khuẩn, uống phải nguồn nước có vi khuẩn.
Nguy cơ gây bệnh qua tiếp xúc trực tiếp với vết xây xước nhỏ ngoài da. Mức độ nghiêm trọng của bệnh dựa vào tình trạng nhiễm trùng. Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi mạn tính, bệnh thận mạn tính và ung thư có nguy cơ tử vong cao hơn khi nhiễm vi khuẩn này.
Để phòng bệnh, bác sĩ Phạm Ngọc Hàm khuyến cáo người dân cần chủ động hạn chế tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, bao gồm đất, nước, bùn lầy, đặc biệt là những nơi có ô nhiễm nặng.
Trang bị đầy đủ giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên phải làm việc ngoài trời, tránh tiếp xúc trực tiếp với đất và nước nhiễm bẩn. Khi có vết thương hở trên da, vết loét hoặc bỏng, bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có nguy cơ bị ô nhiễm và chứa vi khuẩn.
Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì phải sử dụng băng chống thấm, găng tay cao su, ủng cao su… và cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, rửa sạch sẽ trước và ngay sau khi tiếp xúc. Nếu nghi ngờ mắc phải có các triệu chứng của bệnh Whitmore, cần đến cơ sở y tế để được thăm khám, phát hiện vi khuẩn gây bệnh và điều trị kịp thời.
-
Trị ho cho trẻ hiệu quả ngay tại nhà từ đồ uống ngọt ngào bé nào cũng mê: Chuyên gia khuyên hãy tận dụng ngay bài thuốc từ loại quả đang mùa chính vụ
Vào mùa đang chính vụ, chanh đào chính là một trong những loại quả vàng trị ho mà bạn nên tận dụng ngay để làm thuốc chữa bệnh cho cả gia đình, nhất là với bé yêu của mình.
-
Loạt nam thần Hoa ngữ lột xác cực mạnh hậu giảm cân: Lý Hiện và Hứa Khải có pha biến hình khiến dân tình ngã ngửa
Chẳng riêng gì dàn mỹ nhân Hoa ngữ đình đám mà các nam thần của màn ảnh xứ Trung cũng phải trải qua chuyện "bóp mồm bóp miệng" để lấy lại vóc dáng chuẩn chỉnh, thu hút.
-
Ăn đêm: Nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe, nhưng vẫn có một số lợi ích
Hiện nay, nhiều người viện dẫn câu nói "ăn sáng cho mình, ăn trưa cho bạn và ăn tối cho kẻ thù". TS Trương Hồng Sơn cho rằng, quan niệm này nửa đúng, nửa sai.