Sự thực tin GS. Trần Văn Thọ tài trợ Việt Nam 2.000 máy trợ thở
-
Covid-19 “kích hoạt” khủng hoảng nợ
VietTimes -- Nếu sự tự mãn và thiếu kỷ luật trong tín dụng doanh nghiệp trong vòng một thập kỷ qua đã tạo ra nguy cơ cho một vụ bùng phát dữ dội, thì đại dịch Covid-19 chính là thứ cung cấp nguyên liệu và nhiên liệu cho vụ bùng phát đó.
Mới đây, một số hãng truyền hình thông tin cho biết GS. Trần Văn Thọ và GS. Trần Ngọc Phúc sẽ tặng Hà Nội và Tp. HCM 2.000 chiếc máy trợ thở.
Phản hồi truyền thông trong nước, GS. Trần Văn Thọ cho biết thông tin trên là không chính xác.
Vị giáo sư chia sẻ, ông đã đề nghị Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phải chuẩn bị đối phó ngay tình huống dịch bệnh lây lan nhanh kéo theo hiện tượng gọi là sự sụp đổ của hệ thống y tế (medical collapse). Bên cạnh đó, ông khuyến nghị Chính phủ cần chuẩn bị một số lượng máy trợ thở cần thiết, bổ sung cho số thiếu hụt hiện tài và sản xuất một số lượng để dự phòng.
Theo GS. Trần Văn Thọ, trước mắt, Việt Nam cần sản xuất 2.000 chiếc, rồi sau đó sẽ tăng lên 10.000 chiếc trong vòng 3 tháng tới.
“Trên thế giới nước nào cũng thiếu loại máy này nên song song với đáp ứng nhu cầu trong nước có thể phát triển thành công nghiệp xuất khẩu y tế” - vị giáo sư chia sẻ.
Để sản xuất máy trợ thở, ông Thọ đã đến gặp GS. Trần Ngọc Phúc (cựu du học sinh Nhật Bản, người sáng lập công ty Metran, chuyên sản xuất máy trợ thở cho người bị bệnh về đường hô hấp) để bàn về tính khả thi của đề án này.
“Rất may là Metran vừa phát minh một loại máy trợ thở nhỏ, dễ thao tác và giá thành thấp. Mừng là anh Trần Ngọc Phúc đồng ý chuyển giao công nghệ này về Việt Nam. Tôi gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 28/3 và ngày 29/3 Thủ tướng gọi điện thoại sang cho tôi nói rất tán thành đề án này và đề nghị giúp triển khai ngay” - GS. Trần Văn Thọ tường thuật lại.
Được biết, trong phiên họp của Chính phủ vào chiều 30/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nói về đề án này và giao cho một Phó Thủ tướng phụ trách. GS. Thọ cho biết thêm Công ty Metran sẽ cùng với phía Việt Nam triển khai sản xuất ngay trong tháng tới (Tháng 4/2020).
GS. Trần Văn Thọ sinh tại Quảng Nam, hiện sinh sống và làm việc tại Nhật Bản và là thành viên trong Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ.
GS. Trần Ngọc Phúc sinh ra tại Thừa Thiên Huế, là người sáng chế chiếc máy thở cao tần số HFO đầu tiên dành cho trẻ sinh thiếu tháng tại Nhật Bản. Ông đã đồng ý mang công nghệ này về Việt Nam phục vụ việc điều trị, chống dịch bệnh Covid-19./.
-
Vì sao doanh nghiệp chậm được giãn nợ, cơ cấu lại nợ và miễn giảm lãi suất?
Trong số 2 triệu tỷ đồng dư nợ bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đến nay mới có chưa đến 10% được giãn nợ, cơ cấu lại nợ, giữ nguyên nhóm nợ hoặc miễn giảm lãi suất…
-
Ai sở hữu 48% cổ phần Bamboo Airways, bên cạnh 52% cổ phần đứng tên FLC?
Việc giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Hàng không Tre Việt (Bamboo Airways) từ 100% xuống chỉ còn 52,11% được nhiều nhà đầu tư cho là nguyên nhân góp phần “đẩy” khoản doanh thu hoạt động tài chính lũy kế cả năm 2019 của FLC lên mức 3.792,3 tỷ đồng, qua đó giúp tập đoàn này “thoát lỗ”. Vậy nhưng…
-
Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa Việt Nam vượt 122 tỷ USD trong quý I/2020
Tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước 3 tháng đầu năm 2020 đạt 122,73 tỷ USD, tăng 5,7%, tương ứng tăng 6,57 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2019.