Tiếng Hàn trở thành môn học 'bắt buộc' từ lớp 3 đến 12?
-
Học sinh Hà Nội đi học trở lại từ ngày 2/3
Học sinh tại Hà Nội sẽ trở lại trường học từ ngày 2/3/2021 (thứ Ba) trong khi sinh viên, học viên sẽ được nghỉ đến hết ngày 8/3/2021.
Trong quyết định này, môn Tiếng Hàn được Bộ GD-ĐT xác định là ngoại ngữ 1, là môn học 'bắt buộc' trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12.
![]() |
Quyết định của Bộ GD-ĐT từ ngày 9/2 |
![]() |
Phần Đặc điểm môn học nêu rõ đây là môn học 'bắt buộc'? |
Bên cạnh việc hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn, theo Bộ GD-ĐT, môn học này còn trang bị kiến thức và kỹ năng học tập ngoại ngữ nói chung; giúp học sinh có thể vận dụng ngoại ngữ một cách hiệu quả trong giao tiếp, học tập, đáp ứng được nhu cầu về nguồn nhân lực trong quá trình hội nhập quốc tế của đất nước.
Nội dung cơ bản của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn bao gồm các chủ điểm, chủ đề và kiến thức ngôn ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) được lựa chọn phù hợp với khả năng tiếp nhận của học sinh và được tích hợp vào quá trình rèn luyện, phát triển các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cơ bản.
Các kỹ năng giao tiếp và kiến thức ngôn ngữ được xây dựng trên cơ sở các đơn vị năng lực giao tiếp cụ thể, trong các chủ điểm và chủ đề phù hợp với nhu cầu và khả năng của học sinh nhằm giúp các em đạt được các yêu cầu quy định trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Cụ thể, học sinh kết thúc lớp 6 đạt Bậc 1, kết thúc cấp THCS (lớp 9) đạt Bậc 2 và kết thúc cấp THPT (lớp 12) đạt Bậc 3.
Tổng thời lượng chương trình là 1.155 tiết (mỗi tiết 45 phút) bao gồm cả các tiết ôn tập và kiểm tra đánh giá.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Về nội dung, ở cấp tiểu học (từ lớp 3 đến lớp 5), việc dạy học Tiếng Hàn giúp cho học sinh bước đầu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp cơ bản thông qua 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết; trong đó chú trọng nhiều hơn đến 2 kỹ năng nghe và nói.
Ở cấp THCS, việc dạy học Tiếng Hàn tiếp tục giúp học sinh hình thành và phát triển năng lực giao tiếp, đồng thời phát triển năng lực tư duy và nâng cao sự hiểu biết về văn hóa, xã hội Hàn Quốc và các quốc gia trên thế giới cũng như hiểu biết sâu hơn về văn hóa, xã hội dân tộc mình.
Ở cấp THPT, giúp học sinh phát triển năng lực giao tiếp dựa trên nền tảng chương trình đã được học ở các cấp dưới, trang bị cho học sinh kiến thức và kỹ năng để học tập suốt đời, phát triển năng lực làm việc trong tương lai.
Mục tiêu chung của chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn là kết thúc chương trình phổ thông, học sinh có khả năng giao tiếp đạt trình độ Bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Giúp học sinh có được hiểu biết khái quát về đất nước, con người và văn hóa Hàn Quốc cũng như các quốc gia và các nền văn hóa khác có liên quan. Qua đó hình thành ở học sinh những thái độ và tình cảm tốt đẹp đối với ngôn ngữ, văn hóa và con người của các quốc gia khác trên thế giới.
Bên cạnh đó, góp phần hình thành và phát triển ở học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết mang tính hướng nghiệp như: ý thức và trách nhiệm lao động, định hướng và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với năng lực, sở thích, khả năng thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
-
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ 6 bậc, tin học
Cục Quản lý chất lượng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, vừa công bố danh sách các đơn vị được phép tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ (Tiếng Anh), tin học... tại Việt Nam.
-
Hà Nội: Học sinh không đến trường, triển khai dạy học trực tuyến từ ngày 17/2
Ngày 16/2, Sở GDĐT Hà Nội thông báo chính thức cho học sinh tạm dừng đến trường từ ngày 17/2 nhằm đảm bảo công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
-
Nhiều trường đại học tiếp tục dừng dạy tập trung sau Tết để phòng dịch Covid-19
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch Covid-19, nhiều trường ĐH như Đại học Quốc gia Hà Nội, Ngoại thương, Y Dược TP.HCM, Y khoa Phạm Ngọc Thạch quyết định cho sinh viên không đến trường sau Tết Nguyên đán.