TP.HCM báo động: Hơn 2,5 nghìn ca bệnh tay chân miệng từ đầu năm
-
Bệnh nhi 19 tháng tuổi tử vong nghi do mắc tay chân miệng
Một bệnh nhi mới 19 tháng tuổi ở Bình Định được xác định tử vong sau khi nhập viện điều trị với chẩn đoán bị tay chân miệng.
Theo Tuổi Trẻ, tối ngày 26/3, khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm Trung tâm kiểm soát bệnh tật thành phố Hồ Chí Minh (HCDC) đã phát ra thông báo, cảnh báo bệnh tay chân miệng trên địa bàn đang gia tăng nhanh chóng.
Cụ thể, tính từ đầu năm đến giữa tháng 3, có tất cả 2.564 ca tay chân miệng trên toàn thành phố. Con số này đã tăng gấp 2,5 lần so với cùng kỳ năm ngoái là 1.044 ca. Đáng nói là chỉ trong tuần từ 8-14/3 đã có đến 346 ca mắc mới.
Bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh đang điều trị tích cực cho một bệnh nhi mắc tay chân miệng biến chứng nặng. (Ảnh: Tuổi Trẻ)
21/24 quận, huyện ở thành phố Hồ Chí Minh đang ở trong tình trạng báo động, đặc biệt là quận 1, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, huyện Bình Chánh, Củ Chi, Hóc Môn và thành phố Thủ Đức.
Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm cấp tính và thường dễ gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Thời điểm tháng 3 và 4 là lúc số ca mắc tăng nhanh khi trẻ em trở lại trường học sau Tết.
Biểu hiện đặc trưng của người mắc bệnh tay chân miệng là có các tổn thương phát ban, bóng nước xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, trong miệng và đôi khi là cả ở vùng mông, đầu gối. Bệnh này có thể mắc tái đi tái lại nhiều lần khi tiếp xúc với nguồn lây, mỗi lần sẽ là một chủng virus khác nhau.
Trẻ em mắc tay chân miệng sẽ xuất hiện những nốt hồng ban đặc trưng. (Ảnh: Người Lao Động)
Hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng ngừa tay chân miệng nên việc phòng bệnh chủ yếu thông qua giữ gìn vệ sinh cá nhân của trẻ lẫn người chăm sóc trẻ như rửa tay thường xuyên bằng nước và xà phòng; khử khuẩn vật dụng, đồ chơi của trẻ…
Để kiểm soát tình hình bệnh, HCDC đã yêu cầu các trường học cần tuân thủ thực hiện các hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm. Nên lưu ý, theo dõi và giám sát học sinh để sớm phát hiện trường hợp bị bệnh và đưa đi cách ly kịp thời.
Bệnh viện đông đúc trẻ em đến điều trị tay chân miệng. (Ảnh: Pháp Luật Online)
Phía nhà trường cũng cần ra thông báo với phụ huynh nếu con em mình có nghỉ học phải nêu rõ lý do. Khi phát hiện con mắc bệnh tay chân miệng hãy chủ động cho trẻ nghỉ học và thông tin đến trường học kịp thời.
Tại gia đình, phụ huynh phải lưu ý theo dõi con để nhận ra sớm các dấu hiệu trở nặng của bệnh. Khi trẻ có những dấu hiệu như loét miệng, chảy nước miếng liên tục, sốt cao… thì rất có thể bệnh tình đang trở nặng, cần đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị, tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe.
Trước tình hình dịch bệnh tay chân miệng chưa có dấu hiệu được kiểm soát, Sở Y tế và HCDC đã xây dựng kế hoạch phòng chống tại các quận, huyện trên địa bàn. Nhưng quan trọng hơn cả nếu các gia đình có ý thức phòng bệnh tốt cho con em mình thì số ca mắc mới có thể giảm trong thời gian tới đây.
-
Hai thiếu niên 17 tuổi tông Trung tá CSGT gãy tay chân ở Sài Gòn khai gì?
Bị lực lượng bắn tốc độ, Hải nói Vĩ là "trả số xe lại, lướt qua luôn". Vĩ về số tăng ga tông thẳng vào Trung tá CSGT khiến anh này bị gãy tay chân rồi bỏ chạy.
-
Bé trai 3 tuổi nguy kịch do biến chứng tay chân miệng nặng
Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa điều trị thành công, cứu sống một bé trai 3 tuổi bị suy hô hấp, suy tuần hoàn, tổn thương hành não nặng do biến chứng bệnh tay chân miệng.
-
Bệnh viện ở TP.HCM đông nghẹt trẻ bị tay chân miệng
Số lượng trẻ nhập viện quá đông, nhiều phụ huynh phải bế con ra hành lang vì không khí trong phòng khá ngột ngạt.