DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Trẻ dễ mắc một bệnh đáng sợ nếu xem tivi, điện thoại nhiều

Theo PNVN - 14:54 | 05/04/2023
webkhoedep.vn - Nếu một ngày nào đó, hội những ông bố, bà mẹ thường xuyên cho con xem tivi, điện thoại phát hiện con có biểu hiện bất thường dưới đây, hãy coi chừng và đưa đi khám gấp.

Trẻ dễ mắc một bệnh đáng sợ nếu xem tivi, điện thoại nhiều-1

Ảnh minh họa

Trẻ có nguy cơ mắc rối loạn Tic nếu xem tivi, điện thoại quá nhiều

Theo BS Trương Hữu Khanh (Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM), việc dành quá nhiều thời gian cho tivi, điện thoại khiến trẻ không được đi ra ngoài hòa nhập, giao lưu với mọi người. Việc vui chơi cũng không còn diễn ra như bình thường nữa. Đứa trẻ lúc này chỉ cắm đầu, "dán mắt" vào màn hình ti vi, điện thoại.

Tivi, điện thoại trở thành người bạn thân nhất của trẻ. Chúng có thể giải trí, học tập, "giết" thời gian bằng những thiết bị này. Tình trạng càng kéo dài, trẻ càng dễ "nghiện" các thiết bị công nghệ như ti vi, điện thoại, ipad... Dùng càng nhiều, càng kéo dài và quá tập trung, trẻ càng tăng nguy cơ mắc rối loạn Tic.

Rối loạn Tic (Tic Disoder) là cử động bất thường của các cơ, lặp đi lặp lại không kiểm soát được. Nếu xảy ra ở các cơ vận động thì được gọi là Tic vận động; xảy ra ở các cơ hô hấp thì gọi là Tic âm thanh.

Trẻ dễ mắc một bệnh đáng sợ nếu xem tivi, điện thoại nhiều-2

Ảnh minh họa

"Đa số trẻ mắc bệnh Tic hiện nay chủ yếu là do tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị công nghệ điện tử", BS Khanh khẳng định.

Đáng tiếc, trong cuộc sống hiện đại, hầu như cha mẹ nào cũng cho con xem ti vi, điện thoại... để trẻ đỡ bám mình, để bản thân có thời gian làm những việc khác, để chúng bớt ồn ào, đỡ nghịch phá... Ăn cũng xem, đi học về xem, tối xem, trước khi đi ngủ cũng cho xem... Nói chung, thời gian để ra ngoài vui chơi thì lại "ôm" ti vi, điện thoại. Nguy cơ mắc rối loạn Tic ở trẻ là điều hoàn toàn có thể xảy ra trong gia đình thời hiện đại.

"Trẻ 4-5 tuổi trở lên, bắt đầu tiếp xúc nhiều với các thiết bị công nghệ có thể mắc hội chứng Tic", vị bác sĩ chuyên khoa Nhiễm - Thần kinh này cho biết thêm. Rối loạn Tic là việc vận động hoặc phát âm xuất hiện các biểu hiện bất thường, lặp đi lặp lại một cách mất kiểm soát. Bệnh này gặp ở nhiều lứa tuổi. Nhiều nhất ở trẻ 4-5 tuổi trở lên. Đáng nói, ở những gia đình thường xuyên cho con xem tivi, điện thoại thì nguy cơ mắc bệnh này rất cao.

Trẻ dễ mắc một bệnh đáng sợ nếu xem tivi, điện thoại nhiều-3

Rối loạn Tic - rối loạn vận động phổ biến ở trẻ em

Theo NCBI, rối loạn Tic được giới chuyên gia đánh giá là rối loạn vận động phổ biến nhất ở trẻ em. Tic thường không nghiêm trọng và sẽ cải thiện theo thời gian. Tuy nhiên, chúng có thể gây khó chịu, cản trở các hoạt động hàng ngày của trẻ. Tất nhiên, để tình trạng bệnh kéo dài cũng rất nguy hiểm. Nó dễ phát triển thành hội chứng Tourette, một thuật ngữ được sử dụng khi rối loạn Tic kéo dài hơn 1 năm.

Bác sĩ nổi tiếng người Pháp, Jean Marc Gaspard Itard (1774-1838), đã báo cáo trường hợp một nữ quý tộc có biểu hiện cử động cơ thể không chủ ý liên quan đến vai, cổ và mặt, đồng thời phát âm như tiếng sủa, thốt ra ngôn ngữ tục tĩu.

Sau đó, BS George Gilles de la Tourette (1857–1904) đề cập đến trường hợp này và báo cáo 9 bệnh nhân mắc chứng rối loạn Tic.

Đáng chú ý, báo cáo này đã mô tả các đặc điểm lâm sàng chủ yếu của rối loạn Tic như khởi phát sớm, cử động cơ nhanh, đột ngột, lặp lại không có nhịp điệu bao gồm cả âm thanh hoặc giọng nói.

Trong một thời gian, Tic được coi là triệu chứng của các rối loạn chức năng như cuồng loạn, loạn thần kinh... Năm 1968, trường hợp đầu tiên được báo cáo về một bệnh nhân bị chứng máy giật được cải thiện nhờ thuốc an thần kinh. Kể từ đó, rối loạn Tic chủ yếu được thảo luận trong các bệnh thần kinh. Chúng thường đi kèm với các bệnh lý tâm thần như rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD), rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD), lo lắng và trầm cảm. Do đó, điều trị tối ưu các rối loạn Tic đòi hỏi một cách tiếp cận đa ngành liên quan đến các nhà thần kinh học, bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý học và nhà trị liệu hành vi.

Đăng tải trên NCBI, cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần, tái bản lần thứ 5, định nghĩa 5 rối loạn Tic:

- Rối loạn Tic tạm thời;

- Rối loạn Tic mãn tính;

- Rối loạn Tourette (còn được gọi là hội chứng Tourette);

- Rối loạn Tic đặc hiệu;

- Rối loạn Tic không xác định.

3 rối loạn Tic đầu tiên khởi phát trước 18 tuổi và các triệu chứng không phải do các bệnh nội khoa khác như bệnh Huntington, lạm dụng chất gây nghiện hoặc tác dụng phụ của thuốc gây ra.

Trẻ dễ mắc một bệnh đáng sợ nếu xem tivi, điện thoại nhiều-4

Rối loạn Tic tạm thời được coi là khi Tic (vận động hoặc giọng nói hoặc cả hai) đã xuất hiện dưới một năm kể từ khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên. Rối loạn Tic mãn tính cho thấy sự hiện diện của Tic trong thời gian dài hơn một năm.

Tic vận động đơn giản là những cử động ngắn, đột ngột, lặp đi lặp lại và dường như không có mục đích, chỉ liên quan đến một nhóm cơ hoặc một bộ phận cơ thể (ví dụ: mặt, cổ, vai hoặc tay). Chứng giật cơ thường liên quan đến mắt và miệng, tiếp theo là cổ và tứ chi; bàn chân và cấu trúc trục đường giữa cơ thể ít liên quan nhất.

Ví dụ về tật vận động bao gồm chớp mắt, đảo mắt, mở to mắt hoặc miệng, nghiêng cổ, nâng vai và run tay.

Trẻ dễ mắc một bệnh đáng sợ nếu xem tivi, điện thoại nhiều-5

Ngược lại, tic vận động phức tạp được gây ra bởi một số nhóm cơ và đôi khi là các kiểu chuyển động có mục đích. Các ví dụ bao gồm sờ, gõ, vẫy tay, đá, nhảy, bắt chước cử chỉ, lời nói của người khác (thường khởi phát ở độ tuổi 15).

Nếu bạn có thấy con có biểu hiện Tic dù dạng đơn giản hay phức tạp, cũng nên đi thăm khám để có hướng điều trị kịp thời, dứt điểm, tránh hệ lụy kéo dài trong tương lai.

Theo PNVN
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://phunuvietnam.vn/tre-de-mac-mot-benh-dang-so-neu-xem-tivi-dien-thoai-nhieu-20230405121218653.htm
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Uống nước nhân trần có tác dụng gì?

    Bài thuốc dân gian - Thứ năm, 08/06/2023 15:18
    Nhân trần được rất nhiều người sử dụng như một loại nước uống giải khát hàng ngày, vậy uống nước nhân trần có tác dụng gì?

    Trẻ 17 tháng tuổi mắc tay chân miệng phải lọc máu liên tục

    Bệnh lây nhiễm - Thứ năm, 08/06/2023 14:17
    Chỉ sau 4 tiếng chuyển viện, bệnh nhi 17 tháng mắc tay chân miệng chuyển từ độ 3 lên độ 4, phải đặt nội khí quản, thở máy, lọc máu liên tục.

    Những người cần nói không với cà muối xổi

    Dinh dưỡng - Thứ năm, 08/06/2023 09:58
    Cà muối xổi là món ăn được nhiều người yêu thích trong mùa hè, nhưng không phải ai cũng có thể ăn được, dưới đây là những người không nên ăn cà muối xổi.

    Dùng thuốc giảm đau không rõ nguồn gốc, người phụ nữ nhập viện cấp cứu

    Tin y dược - Thứ năm, 08/06/2023 07:19
    Bà Đ. được chẩn đoán suy tuyến thượng thận sau khi dùng nhiều loại thuốc tê giảm đau không rõ nguồn gốc để chữa đau xương khớp.

    Nhảy bao bố và chụp ảnh tập thể dưới nắng khi đi team building: Nghĩ tới đã thấy sợ!

    Đời sống - Thứ tư, 07/06/2023 15:46
    Ngoài việc làm thêm giờ và cắt giảm lương, có lẽ điều tiếp theo mà dân công sở không muốn nghe thấy nhất là team building.

    Áp lực thi cử, nam sinh nhập viện trong tình trạng bụng co cứng như khúc gỗ

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 07/06/2023 15:27
    Sau khi được làm những xét nghiệm cần thiết, bệnh nhân được chẩn đoán: Viêm phúc mạc do thủng ổ loét hành tá tràng.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Bác sĩ cảnh báo 5 sai lầm khi bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh khiến lượng vi khuẩn tăng gấp 10 lần

    Dinh dưỡng - Thứ tư, 07/06/2023 07:45
    Tủ lạnh là thiết bị rất cần thiết trong cuộc sống hiện đại. Nhưng còn một điều quan trọng là dùng nó thế nào mới đúng, bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào mới chuẩn thì lại ít ai quan tâm.

    Sai lầm khi tắt điều hòa vừa gây tốn điện vừa làm giảm tuổi thọ của máy

    Mẹo vặt - Thứ tư, 07/06/2023 07:33
    Tiếc thay, có rất nhiều người mắc phải sai lầm này khi dùng điều hòa.

    Trung vệ Bùi Tiến Dũng chia sẻ về tình trạng hiện tại sau status chấn động

    Đời sống - Thứ tư, 07/06/2023 07:31
    Cầu thủ Bùi Tiến Dũng đã đăng ảnh vợ con, khẳng định nội dung trên Facebook Khánh Linh không đúng sự thật.

    7 người ở Thanh Hóa bị ngộ độc nghi do uống rượu ngâm nấm

    Tin y dược - Thứ tư, 07/06/2023 07:28
    Sau khi uống rượu ngâm với nấm, 7 người dân ở Thanh Hóa bị ngộ độc phải đi cấp cứu tại bệnh viện.

    Liên tục ngộ độc vì "đông trùng hạ thảo" trên xác ve: Lầm tưởng chết người

    Bệnh thường gặp - Thứ ba, 06/06/2023 19:26
    Bác sĩ cảnh báo, việc cho rằng nấm mọc trên xác ve sầu là "đông trùng hạ thảo" bổ dưỡng có thể khiến người ăn ngộ độc nặng nề, thậm chí mất mạng.

    3 trẻ tử vong vì tay chân miệng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát dịch

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 06/06/2023 15:28
    Theo thông tin trên hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay, cả nước có 8.995 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó 3 bệnh nhân tử vong.

    Xác định nguyên nhân khiến 2 người ở Hải Phòng nguy kịch sau khi ngủ trong ô tô

    Tin y dược - Thứ ba, 06/06/2023 14:31
    Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 (Hà Nội), hai cha con bị ngạt khí CO sau khi ngủ trong ô tô. Hiện tại, sức khỏe của các bệnh nhân đã ổn định.

    Trước stauts 'Loại bố rẻ mạt': Bùi Tiến Dũng và vợ có chuyện tình đẹp, nên duyên từ bệnh viện!

    Đời sống - Thứ ba, 06/06/2023 11:13
    Trung vệ Bùi Tiến Dũng và bà xã Khánh Linh được người thân giới thiệu làm quen và lần đầu gặp mặt là ở trong bệnh viện.

    Vợ chồng ở Hà Nội ly hôn, bố mẹ chồng đòi con dâu 1 tỷ tiền chăm cháu, ở trọ

    Gia đình - Thứ ba, 06/06/2023 07:10
    Lần đầu tiên trong lịch sử tại tòa, có một cặp vợ chồng li hôn, bố mẹ chồng đòi tiền trông cháu 600 triệu đồng, tiền con dâu ở trọ nhà chồng 415 triệu - luật sư Hà Trọng Đại chia sẻ.

    3 dấu hiệu cho thấy cha mẹ đang "hại" chứ không phải dạy dỗ con tốt hơn

    Nuôi dạy trẻ - Thứ hai, 05/06/2023 09:23
    Mỗi đứa trẻ là duy nhất, và chỉ khi trưởng thành theo tốc độ của riêng mình, chúng mới có thể hạnh phúc và vui vẻ.

    Mua dưa hấu đừng vỗ, nhìn 3 chỗ này liền biết vỏ mỏng, mọng nước và ngọt lịm

    Mẹo vặt - Thứ hai, 05/06/2023 09:05
    Dưa hấu chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe. Bởi vậy dưa hấu là thức quả không nên bỏ qua trong mùa hè này.

    Hòa Bình: Ăn thịt và trứng cóc, hai mẹ con nhập viện cấp cứu

    Tin y dược - Thứ hai, 05/06/2023 09:02
    Sau khi ăn thịt và trứng cóc, hai mẹ con xuất hiện đau đầu, đau bụng, nôn mửa, tê chân tay... được đưa đi cấp cứu.

    Nếu bạn muốn giảm cân bằng chuối: Hãy dừng ngay

    Bí quyết làm đẹp - Thứ hai, 05/06/2023 08:58
    Nhiều người nghĩ rằng ăn chuối giúp họ giảm cân nhưng thực sự đây là trái cây có hàm lượng calo cao nhất, cung cấp đường cho cơ thể rất nhanh.

    5 xu hướng làm đẹp phổ biến nhưng có thể khiến làn da tồi tệ hơn

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 04/06/2023 10:35
    Dù rất phổ biến nhưng những xu hướng này cũng có thể gây hại cho làn da.

    Bí kíp giúp đàn ông bớt chán nản trong chuyện "chăn gối"

    Phòng the - Chủ nhật, 04/06/2023 10:31
    Thất vọng về "chuyện ấy" có thể ảnh hưởng khá lớn đến cuộc sống hàng ngày của đàn ông, cho dù họ đang độc thân hay trong một mối quan hệ.

    Cơn sốt tiêm Botox mới, nhưng không phải trên mặt

    Thẩm mỹ viện - Chủ nhật, 04/06/2023 09:39
    Để có bờ vai và chiếc cổ dài thon gọn, một số người ở Mỹ đã tìm đến TrapTox, một thủ thuật thẩm mỹ có nguồn gốc từ Hàn Quốc.

    3 thói quen ăn vải thiều sai cách, gây hại sức khỏe

    Dinh dưỡng - Chủ nhật, 04/06/2023 09:36
    Vải thiều là một trong những loại quả ngon, bổ dưỡng trong mùa hè, nhưng nếu bạn ăn sai cách sẽ vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe.

    Phá cơ thể vì ham dùng thuốc giảm đau, hạ sốt

    Tin y dược - Chủ nhật, 04/06/2023 09:09
    Nhiều người có thói quen cứ cơ thể khó chịu, đau là tự ý uống thuốc hạ đau, giảm sốt mà không biết rằng sử dụng quá liều gây ngộ độc, nguy kịch tính mạng