DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Trẻ học online kéo dài, bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu bố mẹ cần lưu ý

Theo VietNamNet - 17:24 | 03/11/2021
webkhoedep.vn - Phải ở nhà học trực tuyến kéo dài, nhiều trẻ gặp các bệnh về mắt, xương khớp, rối loạn tâm lý. Không được bố mẹ phát hiện, can thiệp kịp thời, các em có những hành vi tự hủy hoại, làm đau bản thân.

H., một học sinh lớp 8 ở Hà Nội gần đây có biểu hiện đau bụng, mệt mỏi trong nhiều ngày. 

Trẻ học online kéo dài, bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu bố mẹ cần lưu ý-1
Học trực tuyến. Ảnh minh họa

H. thường xuyên bị mất ngủ, gặp ác mộng và mất tập trung trong việc học, mất niềm tin vào bản thân. Kết quả thi tiếng Anh không như kỳ vọng càng khiến H. suy sụp. Dù gia đình tế nhị không gây áp lực, không chê trách nhưng H. vẫn buồn. Một lần, em dùng dao rạch giấy rạch một vết nhỏ dưới cánh tay, gây chảy máu. Cảm thấy việc này giúp mình giải tỏa căng thẳng, H. tiếp tục lặp lại hành vi đó.

Đưa con đến bệnh viện để thăm khám, kiểm tra, bố mẹ em mới biết con bị rối loạn tâm lý, stress từ lâu.

Theo Ths.BS Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe Tâm thần, Bệnh viện E (Hà Nội), H. gặp vấn đề về tâm lý từ trước. Qua đợt giãn cách và học online vì dịch bệnh Covid-19, vấn đề càng bộc lộ rõ hơn. Số lượng bài tập nhiều, phương thức học thay đổi khiến H. bị áp lực.

Bác sĩ Chung cho biết, đa phần trẻ gặp rối loạn tâm lý có biểu hiện ít nói, ít chia sẻ với bố mẹ, giáo viên. Trẻ có kết quả học tập sút kém, học không tập trung. Ngoài ra, khi ở nhà, trẻ thường dễ khóc, mè nheo hơn. Với những trẻ vị thành niên, các em có biểu hiện chống đối, nổi loạn. Nhiều trẻ bị rối loạn tâm lý còn có biểu hiện như đau đầu, đau bụng nhưng đi khám không có bệnh lý về cơ thể.

Đặc biệt, khi bị rối loạn tâm lý lâu dài dẫn đến học sinh có xu hướng tự làm đau, hủy hoại bản thân, thường xảy ra ở các bé gái. “Phổ biến nhất là trẻ dùng cạnh của thước kẻ, dao rạch giấy, bút… những vật dụng quen thuộc, để cứa vào tay, chân, đùi nhằm giải tỏa.

"Các em chọn những vị trí khuất để rạch, làm đau mình vì bệnh nhân không muốn để ai phát hiện”, Bác sĩ Nguyễn Viết Chung cho biết.

Bác sĩ Chung nhận định, trước đây, học sinh có các hoạt động thể chất (giờ thể dục), các hoạt động ngoại khóa như tham quan, cắm trại, hay chỉ đơn giản đến lớp gặp bạn bè tâm sự nói chuyện… giúp các em giải tỏa căng thẳng.

Tuy nhiên, khi các hoạt động trên không thể duy trì, trẻ bị "giam" trong không gian kín kéo dài gây nhiều tác động không tốt đến tâm lý. Cho dù có các kết nối online như Messenger, Zalo…nhưng không thể thay thế được việc gặp trực tiếp giúp trẻ chia sẻ và tâm sự, vui đùa với nhau.

Trẻ học online kéo dài, bác sĩ cảnh báo những dấu hiệu bố mẹ cần lưu ý-2
Ths.BS Nguyễn Viết Chung

Ngoài ra nữ sinh thường dễ bị rối loạn tâm lý hơn nam sinh, dễ lo âu, áp lực và sức khỏe kém hơn. Điều này cần sự sâu sát, quan tâm của phụ huynh với con để kịp thời phát hiện ra những dấu hiệu bất thường. Ngoài ra, phụ huynh nên dành thời gian để nói chuyện, quan sát con nhiều hơn.

Giữ gìn đôi mắt và xương khớp

Không chỉ về tâm lý, trẻ còn gặp các vấn đề về mắt, xương khớp khi học trực tuyến kéo dài. BS Minh Châu, Khoa Mắt trẻ em, Bệnh viện Mắt Trung ương, cho biết, nếu làm việc với các thiết bị điện tử (máy tính, điện thoại…) trong thời gian dài, mắt trẻ sẽ phải điều tiết gây ra mỏi mắt, cận thị.

BS Minh Châu cho rằng, phụ huynh và giáo viên nên áp dụng phương pháp "20-20-20", tức là sau 20 phút, trẻ được khuyến khích nhìn xa 20 feet (khoảng hơn 6m) trong vòng 20 giây. “Tối đa, 1 tiết học 45 phút, các bạn nhỏ phải được đứng dậy vận động nhẹ và nhìn xa để giảm áp lực cho mắt”, BS Châu nói.

Cũng theo BS Châu, hoạt động ngoài trời với không gian rộng, tầm nhìn xa trên 6m sẽ có ích cho mắt trẻ, hạn chế cận thị bởi ánh sáng tự nhiên tốt, cường độ ánh sáng cao khiến mắt không phải điều tiết nhiều. Trong khi đó, ánh sáng trong phòng dù bật tất cả các thiết bị điện vẫn không đủ ánh sáng cho các hoạt động của mắt ở trạng thái tốt nhất.

“Ngoài ra, máy vi tính còn có ánh sáng xanh - tác động đến tế bào võng mặc, tiếp xúc lâu dài sẽ không tốt cho mắt trẻ”, BS Minh Châu nhấn mạnh.

Bác sĩ  Bệnh viện Mắt Trung ương cũng khuyến cáo, giữa giờ học, các giáo viên nên học sinh vận động khoảng 5-10 phút. Vào mỗi sáng sớm hoặc buổi chiều, dù không đến trường, bố mẹ cũng cho các con ra ngoài vận động, tập thể dục tối thiểu 30 phút để hạn chế con tiếp xúc máy tính, điện thoại nhiều. Việc này giúp trẻ có không gian rộng để mắt được nhìn xa hơn trong ánh sáng tự nhiên nhằm giảm quá trình co bóp điều tiết của mắt.

“Ăn nhiều rau củ quả màu vàng, màu đỏ chứa vitamin A, sắt các yếu tố vi lượng hay thực phẩm như cá biển cũng tốt cho tế bào võng mạc. Quan trọng nhất vẫn là vận động ngoài trời với ánh sáng tự nhiên”, BS Minh Châu nhấn mạnh.

Ngoài ra, để trẻ không bị ảnh hưởng xương khớp khi phải tiếp xúc liên tục với thiết bị điện tử nhiều giờ, Khoa Y, ĐH Y Dược TP.HCM đã đưa ra khuyến cáo, phụ huynh phải bố trí bàn và ghế cho trẻ ngồi học phù hợp với chiều cao của trẻ, tư thế ngồi học trung tính. Cụ thể, chọn bàn và ghế phù hợp với chiều cao của trẻ. Có thể bố trí thêm các vật dụng hay dụng cụ hỗ trợ (cung cấp chỗ dựa tay, kê cao khuỷ, cánh tay…) để có thể đạt được tư thế khuyến cáo.

Trẻ ngồi trên ghế, đùi nên để ở tư thế nằm ngang (thường được nâng đỡ bởi đệm ghế), cẳng chân thẳng đứng, lòng bàn chân chạm sàn hoàn toàn (có thể dùng vật kê nếu chân trẻ không chạm sàn). Nên dùng ghế có lưng tựa cho con, khi ngồi học, giữ đầu và cổ thẳng (không xoay, nghiêng hay cúi đầu).

Để bảo vệ cơ, xương khớp, khi học trẻ phải giữ lưng thẳng, có thể hơi ngả ra sau với ghế tựa (lưng vẫn giữ thẳng), không xoay, vẹo thân trên. Bên cạnh đó, vai trẻ được thả lỏng, cánh tay buông thõng cạnh cơ thể, khuỷ tay sát cơ thể, góc giữa cẳng tay và cánh tay trong khoảng 90-120 độ. Cẳng tay, cổ tay, bàn tay thẳng hàng và gần như song song với sàn.

Khuyến cáo của ĐH Y Dược TP.HCM cũng lưu ý, trẻ không nên ngồi quá lâu ở một tư thế, hãy chủ động đổi tư thế mà vẫn đảm bảo lưng và đầu thẳng, chân được nâng đỡ và mắt ở khoảng cách phù hợp.

Theo VietNamNet
Xem link gốc Ẩn link gốc
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tre-hoc-online-keo-dai-bac-si-canh-bao-nhung-dau-hieu-bo-me-can-luu-y-785199.html
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Nhiễm trùng, hoại tử sụn do bấm nhiều lỗ tai

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 04/10/2023 15:31
    Sau khi bấm cả hai bên vành tai, mỗi bên 4 - 5 lỗ, cô gái 18 tuổi đã phải nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng với cả hai tai sưng vù, chảy mủ vàng

    Loại rau vừa là gia vị, vừa là 'thuốc quý' cho sức khỏe

    Bài thuốc dân gian - Thứ tư, 04/10/2023 15:22
    Kinh giới là loại rau gia vị nhưng cũng là một vị thuốc quý đem lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ.

    TP Hồ Chí Minh: Tìm ra nguyên nhân gây ngộ độc hàng loạt tại đêm tiệc Trung thu

    Tin y dược - Thứ tư, 04/10/2023 14:25
    Ngày 4/10, Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết, nguyên nhân chính gây ngộ độc thực phẩm sau đêm tiệc Trung thu tại chung cư Palm Heights là do bánh su kem bị nhiễm khuẩn.

    Lấy vợ hơn 10 năm, người chồng 'chết đứng' khi cả 2 con không phải con ruột

    Gia đình - Thứ tư, 04/10/2023 11:38
    Nghi vợ ngoại tình, một người đàn ông ở tỉnh Phú Yên đã đưa 2 con đi xét nghiệm ADN và đau đớn khi các con không chung huyết thống với mình.

    Ám ảnh bữa tiệc Tết Trung thu: Bé gái 6 tuổi tử vong, hàng chục người ngộ độc

    Tin y dược - Thứ tư, 04/10/2023 11:17
    Bữa tiệc Tết Trung thu tại chung cư Palm Heights - Palm City trở thành nỗi ám ảnh khi có 1 cháu bé tử vong, hàng chục người phải nhập viện sau đó vì ngộ độc thực phẩm.

    Ăn bánh trứng kiến, nam thanh niên bị sốc phản vệ

    Tin y dược - Thứ tư, 04/10/2023 09:57
    Sau khi ăn bánh trứng kiến khoảng 1 tiếng, nam thanh niên 20 tuổi xuất hiện tình trạng ngứa, nổi mẩn, khó thở.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Bé trai 3 tháng tuổi mắc giang mai, cả nhà ngỡ ngàng vì cùng 'dính' bệnh

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 03/10/2023 11:24
    Bé trai 3 tháng tuổi được đưa vào Bệnh viện Da liễu Trung ương vì bong vảy ở lòng bàn tay, chân 2 tuần nay, xét nghiệm phát hiện mắc giang mai.

    Kiểu cha mẹ khiến con cái cảm giác như mắc nợ cả đời

    Nuôi dạy trẻ - Thứ ba, 03/10/2023 07:53
    Mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái không phải là một cuộc giao dịch mà là một cuộc gặp gỡ trong cuộc đời. Nếu cha mẹ không quá đề cao sự hy sinh của mình, con cái sẽ không có cảm giác mắc nợ cả đời.

    Cháu bé 6 tuổi ở TPHCM tử vong nghi ngộ độc sau khi ăn bánh su kem

    Phòng bệnh - Thứ ba, 03/10/2023 07:30
    PGS Phạm Khánh Phong Lan, Trưởng Ban Quản lý An toàn Thực phẩm TPHCM cho biết, sau khi ăn, bệnh nhi có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy. Bé được đưa đi cấp cứu nhưng không kịp đến bệnh viện thì đã tử vong.

    Sốt xuất huyết khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

    Sản phụ khoa - Thứ hai, 02/10/2023 12:26
    Mắc sốt xuất huyết khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào thời điểm nhiễm bệnh, thường nguy hiểm nhất ở giai đoạn đầu của thai kỳ hoặc trong các tuần cuối trước khi lâm bồn.

    Thương tâm bé trai lớp 1 ở Hải Dương tử vong do hóc kẹo dẻo

    Phòng bệnh - Thứ hai, 02/10/2023 10:29
    Sau khi ăn kẹo dẻo ở nhà, bé trai lớp 1 bị hóc và được người nhà sơ cứu tại chỗ, sau đó đưa tới Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang cấp cứu nhưng không qua khỏi.

    Những công dụng bất ngờ của nắp chai bia

    Mẹo vặt - Thứ hai, 02/10/2023 10:23
    Ngoài chức năng giữ cho bia trong chai không bị đổ ra ngoài, không bị mất hương vị, nắp chai bia còn có nhiều công dụng bất ngờ khác.

    Những thực phẩm giúp đánh tan mỡ bụng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

    Dinh dưỡng - Thứ hai, 02/10/2023 08:05
    Theo một số nghiên cứu, người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 6 lần so với những người có cân nặng bình thường. Dưới đây là những thực phẩm giúp đánh tan mỡ bụng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

    TPHCM ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ

    Bệnh lây nhiễm - Chủ nhật, 01/10/2023 19:54
    Bệnh nhân nam, 34 tuổi đến khám tại Bệnh viện Da Liễu (TPHCM) với các dấu hiệu nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox). Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với virus Mpox.

    Bé gần 18 tháng tuổi bị máy cắt đá của gia đình cắt đứt lìa bàn tay

    Tin y dược - Chủ nhật, 01/10/2023 05:57
    Trong lúc đang chơi, cháu bé đã vô thức cho bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cán đứt lìa

    3 loại rau được chứng minh là làm cho bạn béo lên ở tuổi trung niên

    Dinh dưỡng - Chủ nhật, 01/10/2023 05:56
    Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan đã phát hiện ra rằng ăn một số loại rau có thể dẫn đến tăng cân nhiều hơn ở tuổi trung niên.

    4 phẩm chất đạo đức mẹ đừng quên dạy để con trở thành người tử tế

    Nuôi dạy trẻ - Chủ nhật, 01/10/2023 05:54
    Sở hữu những phẩm chất dưới đây sẽ giúp con trở thành những người có ích, tử tế trong tương lai.

    Chữa bệnh đau mắt đỏ: Tuyệt đối cấm nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ!

    Phòng bệnh - Thứ bảy, 30/09/2023 20:55
    Bác sĩ đặc biệt khuyến cáo, không chữa đau mắt cho con theo "kinh nghiệm trên mạng" và tuyệt đối cấm nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ.

    2 chất gây ung thư cấp độ 1 được WHO công nhận có thể có mặt trong nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày

    Bệnh mãn tính - Thứ bảy, 30/09/2023 07:20
    Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) chia chất gây ung thư thành 4 cấp độ, trong đó đáng sợ nhất là chất gây ung thư cấp độ 1.

    Tham khảo cách diện đồ sáng màu "hack" tuổi mà vẫn thanh lịch của Hoa hậu Thu Thảo

    Thời trang Sao - Thứ bảy, 30/09/2023 07:09
    Chị em nên áp dụng các công thức diện đồ sáng màu thường xuyên hơn để phong cách thêm tươi trẻ.

    Hà Nội: Con vừa chào đời, mẹ chỉ còn 10% cơ hội sống vì sốt xuất huyết

    Sản phụ khoa - Thứ bảy, 30/09/2023 07:05
    Sau khi sinh con, người phụ nữ liên tục chảy máu vì sốt xuất huyết. Các bác sĩ phải truyền 2 lít máu mỗi ngày để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

    Bé gái hôn mê do bị cửa cổng tự động kẹp ngang người

    Tin y dược - Thứ năm, 28/09/2023 10:08
    Một bệnh nhi 4 tuổi vừa được cấp cứu thành công sau khi bị cửa cuốn tự động chèn ép ngang người, hôn mê.

    5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

    Nữ giới - Thứ tư, 27/09/2023 14:50
    Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

    Chú rể ở Hà Nội gây sốt khi rước dâu bằng dàn mô tô siêu khủng 20 tỷ đồng

    Đời sống - Thứ tư, 27/09/2023 14:19
    Dàn xe đón dâu của chú rể Phạm Xuân Bách (ở Hà Nội) quy tụ những chiếc Harley Davidson - dòng mô tô siêu khủng đến từ Mỹ. Theo tiết lộ của chú rể, giá trị của cả dàn xe lên tới trên 20 tỷ đồng.