Từ tháng 3, công an siết chặt kiểm soát tài xế uống bia, rượu
-
Thanh niên giả vờ đau bụng bỏ xe 'né' kiểm tra nồng độ cồn
Sau một thời gian hàng quán đóng cửa để phòng chống dịch, một số hàng quán mở cửa trở lại, hoạt động nhộn nhịp. Điều đó kéo theo tình trạng nhiều người đã sử dụng rượu bia vẫn điều khiển phương tiện tham gia giao thông vi phạm Nghị định 100 và Luật phòng, chống tác hại rượu bia.
Theo chỉ đạo của Bộ Công an, CSGT toàn quốc căn cứ vào tình hình thực tế, có thể phối hợp lực lượng cảnh sát khác hoặc công an cơ sở để thành lập tổ chuyên đề xử lý vi phạm. Khi kiểm soát, cảnh sát được yêu cầu tuân thủ các biện pháp về phòng, chống dịch Covid-19.
Mục tiêu đặt ra là kiềm chế, giảm tai nạn giao thông, nhất là các vụ tai nạn có nguyên nhân trực tiếp từ vi phạm nồng độ cồn, ma túy.
Địa bàn được tăng cường kiểm soát là trục chính đô thị, cao tốc, quốc lộ, tuyến vận tải hành khách du lịch, hàng hóa cùng khu vực thường xuyên xảy ra tai nạn. Phương tiện được tập trung kiểm tra là xe máy, ôtô con, xe khách, xe tải, xe container...

Trong kỳ nghỉ Tết Nhâm Dần 2022, 1.676 tài xế vi phạm nồng độ cồn bị CSGT xử lý, chiếm 6,6% tổng số vi phạm. Ảnh: H.Q.
Trường hợp phát hiện lái xe dương tính với chất ma túy, Bộ Công an yêu cầu xác minh để phát hiện tình tiết, tang vật. Khi xử lý phải rà soát hồ sơ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm hành chính để phát hiện trường hợp tái phạm, từ đó áp dụng xử phạt tình tiết tăng nặng. Trường hợp vi phạm về ma túy được thống kê, lập danh sách gửi UBND cấp xã để có biện pháp quản lý.
Ngoài ra, CSGT được yêu cầu đấu tranh với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ như vận chuyển ma túy, hàng lậu, gian lận thương mại...
“Khi gặp hành vi chống đối, CSGT phải chủ động và phối hợp với lực lượng khác đấu tranh, ngăn chặn và chuyển giao cho cơ quan chức năng”, Bộ Công an yêu cầu.
Kiểm soát chặt đối với tài xế vi phạm nồng độ cồn và dương tính với ma túy được CSGT cả nước thực hiện mạnh tay kể từ khi Nghị định 100 được ban hành cuối năm 2019 cùng với Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Tiếp đó, ngày 30/3/2021, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV đã thông qua Luật Phòng, chống ma túy.
Thời gian đầu triển khai, ảnh hưởng xã hội của Nghị định 100 thể hiện rất rõ do tài xế lo ngại mức phạt tăng cao, tối đa có thể lên tới 40 triệu đồng đối với người lái ôtô có nồng độ cồn trên 0,4 mg/l khí thở cùng việc tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên, sau nhiều đợt dịch Covid-19 bùng phát, hoạt động kiểm soát có phần gián đoạn do cả nước phải tập trung áp dụng nhiều biện pháp chống dịch ở cấp độ khác nhau.
Đợt cao điểm lần này được Bộ Công an thực hiện nhằm siết chặt lại trật tự an toàn giao thông trong bối cảnh cả nước dần thích ứng linh hoạt với dịch Covid-19 đồng thời tăng cường biện pháp phục hồi kinh tế - xã hội.
Theo Cục CSGT, trong năm 2021 cả nước xử lý hơn 161.000 lượt tài xế vi phạm nồng độ cồn và khoảng 1.800 trường hợp dương tính với ma túy.
-
Rửa mũi bằng... cồn 90 độ, nam thanh niên tá hỏa kể lại trải nghiệm mũi như bị đốt cháy, đau nhức tận óc
Nhầm cồn 90 độ thành nước muối sinh lý nhỏ vào mắt, vào mũi là câu chuyện có hậu quả để lại không hề nhỏ.
-
Rượu vang và bia: Đồ uống nào nhanh say hơn? Câu trả lời bất ngờ về tốc độ xâm nhập vào máu của đồ uống có cồn
Từ lợi ích sức khỏe đến cường độ cơn say, rượu vang và bia có một số khác biệt quan trọng mà chỉ khoa học mới có thể giải thích.
-
Lái xe vi phạm nồng độ cồn, một trưởng phòng bị kỷ luật và điều chuyển công tác
Lái xe có nồng độ cồn vượt quy định, trưởng phòng huyện ở Cà Mau bị kỷ luật về mặt đảng, chính quyền và điều chuyển công tác.