Từ vụ nhà chung cư cao cấp Hà Nội bị "phun trào bồn cầu": Phải mất bao nhiêu tiền để gia chủ có thể tiếp tục sinh sống?
-
Căn hộ chung cư cao cấp gặp sự cố bồn cầu "phun như núi lửa", chất thải ngập ngụa tới tận phòng ngủ!
Những hình ảnh về đống uế tạp bốc mùi hôi thối, len lỏi ngập ngụa khắp các gian phòng của một căn chung cư giữa lòng Hà Nội được đăng tải lên MXH đang là nỗi ám ảnh với nhiều người.
Quan sát hình ảnh sự việc, kiến trúc sư và quản lý chung cư suy luận nhanh lý do
Trước những hình ảnh chụp lại của một căn nhà tại tòa chung cư G.M.C tại Hà Nội khiến nhiều người không khỏi ám ảnh khi chiếc bồn cầu bị tắc, rác thải từ trong bồn cầu ngập ngụa, tràn ra khắp nhà, từ nhà vệ sinh cho tới phòng khách, phòng ngủ. Hình ảnh này làm rất nhiều người đang sống tại các tòa chung cư phải rùng mình vì sợ hãi.
Rất nhiều thứ uế tạp, nước thải người tràn vào căn hộ chung cư cao cấp khiến người xem ám ảnh. Ảnh chụp màn hình.
Liên hệ với kiến trúc sư Kiên Đoàn (hiện đang công tác tại Greenland Việt Nam), anh cho biết: "Nguyên nhân của sự việc có thể do lý do tắc cống và chưa hẳn do chất lượng tòa nhà hoặc lỗi từ bên thi công gây ra. Tôi từng làm việc với khách hàng bị tắc bồn cầu và gọi công ty tới bảo hành. Xử lý lôi lên được nguyên đồ chơi của con trai. Ngoài ra, có thể lỗi do tắc đường ống thoát của trục chính dẫn đến điều này".
Đồng ý với nhận định của kiến trúc sư, anh Thủy hiện đang làm người quản lý thi công nhiều chung cư tại Hà Nội nhận định nhanh lý do dẫn đến sự việc đáng tiếc này có thể là do tắc đường ống thoát trong trục chính mà nguyên nhân tới từ tầng dưới. Việc tắc này khiến các chất thải bị nén, phải tìm lối thoát ở tầng trên và dẫn tới việc phun trào như đã diễn ra.
Theo đánh giá của anh Thủy thì lỗi tới từ chủ đầu tư hay thi công xác suất rất ít vì trong quá trình xây dựng, cả chủ đầu tư, thi công, nghiệm thu công trình đều sẽ kiểm tra và giám sát cẩn thận. Chưa kể đây là một tòa chung cư cao cấp nên việc giám sát và thi công, chất lượng công trình cũng sẽ rất cẩn thận và chặt chẽ.
Theo anh Thủy thì cách xử lý hiện tại chủ nhà cần báo cho ban quản lý. Phần chi phí thông tắc sẽ do chủ đầu tư, người đứng đầu chung cư chịu trách nhiệm vì đó là lỗi từ hệ thống chung. Còn lại các chi phí xử lý dọn dẹp vệ sinh sẽ do gia chủ chịu.
Chi phí để xử lý của gia chủ có thể tới gần 30 triệu kèm với đó là hình ảnh "nhớ mãi không quên" mà gia đình sẽ rất sợ trong 1 thời gian dài
Liên hệ thêm tới cô Mai Phương, chủ một đơn vị chuyên cung cấp vật liệu xây dựng và cải tạo nhà ở khu vực Long Biên, Hà Nội nhận định đây thực sự là một trường hợp "đáng thương" cho gia chủ khi nguyên nhân không phải từ chính nhà mình. Theo cô Mai Phương với kinh nghiệm nhiều năm xử lý các dự án nhà, có cả chung cư thì đây có thể là lỗi do tắc đường ống thoát chính.
Cách xử lý hiện tại là thông tắc từ tầng bị tắc xuống phía dưới. Chi phí sẽ bao gồm phí thông tắc, phí làm vệ sinh sạch sẽ lại sàn, tẩy hết mùi hôi thối, làm lại sàn gỗ.
Bên thi công và vệ sinh công nghiệp có lấy ví dụ về khoảng diện tích căn hộ của khổ chủ là 100 mét vuông. Thì đây sẽ là chi phí mà họ phải chịu để xử lý và tiếp tục cuộc sống bình thường:
- Phí thông tắc: 350k - 500k/lần phụ thuộc vào độ khó.
- Gói làm vệ sinh sạch sẽ lại sàn: 1,3 triệu.
- Tẩy mùi hôi bằng công nghệ nano: 450k.
- Làm lại sàn gỗ: Loại rẻ nhất là 250k/mét vuông = 25 triệu (VD: căn hộ có diện tích 100 mét vuông)
- May mắn là phần tường nhà bị ngấm nước trong thời gian ngắn và được xử lý ngay thì chỉ phải tẩy mùi mà không bị hỏng. Phần này làm sạch từ gói làm vệ sinh và tẩy mùi hôi là có thể tiếp tục ở như bình thường.
Như vậy, nếu căn hộ này có diện tích 100 mét vuông thì chi phí dọn dẹp để tiếp tục cuộc sống hàng ngày của gia chủ tổng cộng lại sẽ là 27.250k.
Thế nhưng suy cho cùng, mọi chi phí về tiền bạc đều không thể sánh nổi với nỗi tổn thất về mặt tinh thần mà chủ nhà phải chịu đựng.
-
Kinh nghiệm mua chung cư lần đầu để không bị ‘hớ’ mất oan tiền tỷ
Nếu không tìm hiểu về tính pháp lý của dự án nhà chung cư, rất dễ bị mất tiền oan vì dự án bị thu hồi, dính kiện tụng, chậm hoặc không ra được sổ hồng…
-
Mua bán chung cư chưa có sổ hồng: Rủi ro bủa vây, tránh ôm hận tiền tỷ
Mua chung cư chưa có sổ hồng có lợi thế về giá cả nhưng cũng kèm theo rất nhiều rủi ro. Nếu người mua không tìm hiểu kỹ, chỉ ham rẻ rồi nhanh chóng xuống tiền, rất dễ “tiền mất tật mang”.
-
Dân nơm nớp lo hứng ‘mưa đá’ ở chung cư cao cấp giữa Thủ đô
Liên tiếp xảy ra việc phào chỉ đá ốp mặt ngoài chung cư D’.Le Pont D’or (36 Hoàng Cầu, Đống Đa, Hà Nội) rơi xuống khiến cư dân ở đây sống trong thấp thỏm mất an toàn khi nguy hiểm treo lơ lửng trên đầu.