DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Ung thư

Tìm hiểu chung

Ung thư là bệnh gì?

Ung thư là tình trạng các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát được, dẫn đến xâm lấn và phá hủy các mô cơ thể bình thường. Hiện nay, các nhà khoa học đã phát hiện hơn 200 loại ung thư khác nhau.

Triệu chứng thường gặp

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh ung thư là gì?

Các triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư bao gồm:

  • Mệt mỏi;
  • Xuất hiện vùng u lên dưới da;
  • Thay đổi cân nặng ngoài ý muốn;
  • Vàng, sạm hoặc đỏ da;
  • Lở loét không lành hoặc thay đổi các nốt ruồi hiện có;
  • Những thay đổi trong thói quen về ruột hoặc bàng quang (như đi cầu hay đi tiểu);
  • Ho hoặc khó thở dai dẳng;
  • Khó nuốt, khàn tiếng;
  • Khó tiêu hoặc khó chịu dai dẳng sau khi ăn;
  • Đau cơ hoặc đau khớp dai dẳng, không rõ nguyên nhân;
  • Sốt hoặc đổ mồ hôi ban đêm không rõ nguyên nhân;
  • Chảy máu hoặc bầm tím không rõ nguyên nhân.

Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Nguyên nhân gây bệnh

Những nguyên nhân nào gây ra bệnh  ung thư?

Ung thư có thể do những thay đổi (đột biến) DNA trong các tế bào gây ra, bao gồm một số lượng lớn các gen riêng biệt. Mỗi gen chứa hệ thống điều khiển tế bào thực hiện chức năng nào đó, cũng như điều hòa sự phát triển và phân chia tế bào. Lỗi trong các hệ thống làm cho tế bào không còn chức năng bình thường và có thể biến một tế bào bình thường trở thành tế bào ung thư. Có nhiều lý do gây ra đột biến gen và thường chia thành hai nguyên nhân chính, bao gồm:

  • Yếu tố bên trong: bạn được thừa hưởng đột biến di truyền hưởng từ bố mẹ. Loại đột biến này chiếm một tỷ lệ nhỏ gây ra bệnh ung thư;
  • Yếu tố bên ngoài: hầu hết các đột biến gen xảy ra sau khi bạn đã sinh ra và không được di truyền. Một số tác nhân có thể gây đột biến gen chẳng hạn như hút thuốc lá, chất phóng xạ, virus, hóa chất gây ung thư (chất gây ung thư), béo phì, kích thích tố, viêm mạn tính và lười vận động.

Kết quả là gen đột biến thúc đẩy tế bào khỏe mạnh tăng trưởng và phân chia nhanh chóng, không kiểm soát được và dẫn đến có thêm nhiều các tế bào mới đều mang đột biến tương tự. Các tế bào bình thường có cơ chế biết khi nào phải ngừng phát triển để có số lượng vừa phải trong cơ thể. Tuy nhiên, tế bào ung thư không còn cơ chế kiểm soát này (các gen ức chế khối u). Đột biến ở gen ức chế khối u cho phép tế bào ung thư tiếp tục phát triển và tích lũy. Nghiêm trọng hơn, đột biến ở gen có chức năng sửa chữa DNA sẽ làm cho những sai sót ở bộ gen không được sửa chữa, khiến cho tế bào trở thành tế bào ung thư.

Đây là những đột biến phổ biến nhất ở ung thư. Các nhà khoa học không biết chính xác cần tích lũy bao nhiêu đột biến để ung thư hình thành. Khả năng hình thành bệnh sẽ khác nhau giữa các loại ung thư.

Nguy cơ mắc phải

Những ai thường mắc bệnh ung thư?

Ung thư là bệnh rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư?

Có nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải ung thư, chẳng hạn như:

  • Tuổi tác: ung thư có thể mất hàng thập kỷ để phát triển, đó là lý do tại sao hầu hết mọi người được chẩn đoán mắc bệnh khi đã 65 tuổi hoặc lớn hơn. Tuy nhiên, ung thư không phải là bệnh chỉ gặp ở người lớn tuổi, bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi;
  • Thói quen xấu: hút thuốc lá, uống quá nhiều rượu bia, tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời, bị béo phì và quan hệ tình dục không an toàn, có thể góp phần dẫn đến ung thư;
  • Bệnh sử gia đình: mặc dù chỉ một phần nhỏ bệnh ung thư là do di truyền, bạn cũng nên làm một vài xét nghiệm về di truyền để phòng ngừa. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng có đột biến gen di truyền không có nghĩa là mình sẽ bị bệnh ung thư;
  • Các tình trạng sức khỏe khác: một số bệnh mạn tính như viêm loét đại tràng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư;
  • Môi trường sống: hóa chất độc hại như amiăng và benzen trong nhà hoặc nơi làm việc có thể là một yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Thậm chí nếu không hút thuốc, bạn có thể hít phải khói thuốc lá ở nơi mọi người đang hút thuốc hoặc nếu bạn sống với người hút thuốc lá.

Điều trị hiệu quả

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy  tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh ung thư?

Các bác sĩ khuyến cáo nên chẩn đoán ung thư càng sớm càng tốt để có thể điều trị tốt nhất, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của bệnh. Bác sĩ có thể sử dụng một hoặc nhiều biện pháp để chẩn đoán ung thư như khám lâm sàng, xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, sinh thiết.

Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh ung thư?

Việc điều trị phụ thuộc vào loại  và giai đoạn ung thư, tác dụng phụ của phương pháp điều trị, yêu cầu và sức khỏe tổng thể bệnh nhân. Các phương pháp điều trị ung thư bao gồm hóa trị, liệu pháp miễn dịch và vắc xin, xạ trị.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh ung thư?

Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:

  • Không hút thuốc vì thuốc lá có liên quan đến nhiều loại ung thư khác nhau bao gồm ung thư phổi, miệng, họng, thanh quản, tụy, bàng quang, cổ tử cung và thận;
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh;
  • Ăn nhiều trái cây và rau quả;
  • Hạn chế các loại thịt;
  • Duy trì cân nặng phù hợp và hoạt động thể chất để giảm nguy cơ mắc nhiều loại ung thư khác nhau, bao gồm ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi, ruột và thận;
  • Tránh tia cực tím từ mặt trời;
  • Khám bệnh thường xuyên.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Theo Hello bacsi
Tin khác

Thương tâm bé trai lớp 1 ở Hải Dương tử vong do hóc kẹo dẻo

Phòng bệnh - Thứ hai, 02/10/2023 10:29
Sau khi ăn kẹo dẻo ở nhà, bé trai lớp 1 bị hóc và được người nhà sơ cứu tại chỗ, sau đó đưa tới Trung tâm Y tế huyện Ninh Giang cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Những công dụng bất ngờ của nắp chai bia

Mẹo vặt - Thứ hai, 02/10/2023 10:23
Ngoài chức năng giữ cho bia trong chai không bị đổ ra ngoài, không bị mất hương vị, nắp chai bia còn có nhiều công dụng bất ngờ khác.

Những thực phẩm giúp đánh tan mỡ bụng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Dinh dưỡng - Thứ hai, 02/10/2023 08:05
Theo một số nghiên cứu, người bệnh béo phì có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao gấp 6 lần so với những người có cân nặng bình thường. Dưới đây là những thực phẩm giúp đánh tan mỡ bụng, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

TPHCM ghi nhận thêm 1 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bệnh lây nhiễm - Chủ nhật, 01/10/2023 19:54
Bệnh nhân nam, 34 tuổi đến khám tại Bệnh viện Da Liễu (TPHCM) với các dấu hiệu nghi mắc bệnh đậu mùa khỉ (Mpox). Kết quả xét nghiệm bệnh nhân dương tính với virus Mpox.

Bé gần 18 tháng tuổi bị máy cắt đá của gia đình cắt đứt lìa bàn tay

Tin y dược - Chủ nhật, 01/10/2023 05:57
Trong lúc đang chơi, cháu bé đã vô thức cho bàn tay phải vào máy cắt đá tại xưởng làm đá của gia đình và bị cán đứt lìa

3 loại rau được chứng minh là làm cho bạn béo lên ở tuổi trung niên

Dinh dưỡng - Chủ nhật, 01/10/2023 05:56
Trường Y tế Công cộng Harvard TH Chan đã phát hiện ra rằng ăn một số loại rau có thể dẫn đến tăng cân nhiều hơn ở tuổi trung niên.

4 phẩm chất đạo đức mẹ đừng quên dạy để con trở thành người tử tế

Nuôi dạy trẻ - Chủ nhật, 01/10/2023 05:54
Sở hữu những phẩm chất dưới đây sẽ giúp con trở thành những người có ích, tử tế trong tương lai.

Chữa bệnh đau mắt đỏ: Tuyệt đối cấm nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ!

Phòng bệnh - Thứ bảy, 30/09/2023 20:55
Bác sĩ đặc biệt khuyến cáo, không chữa đau mắt cho con theo "kinh nghiệm trên mạng" và tuyệt đối cấm nhỏ sữa mẹ vào mắt trẻ.

2 chất gây ung thư cấp độ 1 được WHO công nhận có thể có mặt trong nhiều thực phẩm bạn ăn hàng ngày

Bệnh mãn tính - Thứ bảy, 30/09/2023 07:20
Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) chia chất gây ung thư thành 4 cấp độ, trong đó đáng sợ nhất là chất gây ung thư cấp độ 1.

Tham khảo cách diện đồ sáng màu "hack" tuổi mà vẫn thanh lịch của Hoa hậu Thu Thảo

Thời trang Sao - Thứ bảy, 30/09/2023 07:09
Chị em nên áp dụng các công thức diện đồ sáng màu thường xuyên hơn để phong cách thêm tươi trẻ.

Hà Nội: Con vừa chào đời, mẹ chỉ còn 10% cơ hội sống vì sốt xuất huyết

Sản phụ khoa - Thứ bảy, 30/09/2023 07:05
Sau khi sinh con, người phụ nữ liên tục chảy máu vì sốt xuất huyết. Các bác sĩ phải truyền 2 lít máu mỗi ngày để giành giật sự sống cho bệnh nhân.

Bé gái hôn mê do bị cửa cổng tự động kẹp ngang người

Tin y dược - Thứ năm, 28/09/2023 10:08
Một bệnh nhi 4 tuổi vừa được cấp cứu thành công sau khi bị cửa cuốn tự động chèn ép ngang người, hôn mê.

5 dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư cổ tử cung, dù nhẹ cũng không nên bỏ qua

Nữ giới - Thứ tư, 27/09/2023 14:50
Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có quá nhiều biểu hiện rõ ràng, chị em cần đặc biệt lưu ý đến những khác thường trong cơ thể để từ đó phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Chú rể ở Hà Nội gây sốt khi rước dâu bằng dàn mô tô siêu khủng 20 tỷ đồng

Đời sống - Thứ tư, 27/09/2023 14:19
Dàn xe đón dâu của chú rể Phạm Xuân Bách (ở Hà Nội) quy tụ những chiếc Harley Davidson - dòng mô tô siêu khủng đến từ Mỹ. Theo tiết lộ của chú rể, giá trị của cả dàn xe lên tới trên 20 tỷ đồng.