DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng

Theo Nhịp sống Việt - 19:44 | 21/02/2022
webkhoedep.vn - Xuất hiện trong video là hình ảnh của một bé sơ sinh mới 1,5 tháng tuổi chẳng may mắc Covid-19. Người nhà của bé đang bế và hướng mặt bé vào chiếc nồi cơm điện dùng để xông...

Nhiều ngày qua, mạng xã hội Tiktok lẫn Facebook đều xôn xao bàn tán về video cho trẻ sơ sinh xông khi bị Covid-19. Xuất hiện trong video là hình ảnh của một bé sơ sinh mới 1,5 tháng tuổi chẳng may mắc Covid-19. Người nhà của bé đang bế và hướng mặt bé vào chiếc nồi cơm điện dùng để xông. Nồi nước sôi sùng sục, bốc hơi nóng ngùn ngụt lên mặt bé.


Video xông cho trẻ mắc Covid-19 gây rúng động mạng xã hội những ngày qua.

Nếu như bình thường, người ta vẫn đun xong nồi xông rồi tắt bếp, bắc nồi xuống xông thì ở đây, em bé này được cho thẳng toàn bộ khuôn mặt vào nồi xông đang sôi sùng sục cho đến khi xông xong.

Trong khi bé cố hướng mặt ra chỗ khác để tìm lấy cảm giác dễ chịu hơn thì người nhà, vì mong muốn con nhanh khỏi bệnh, cố gắng hơ mặt mũi con thẳng vào luồng khí nóng bốc lên từ chiếc nồi cơm điện đang sôi nước sùng sục.

Nhìn những hình ảnh này, cộng đồng mạng không ít người có những ý kiến trái chiều khác nhau. Đa số bày tỏ sự thương cảm, mong con nhanh khỏi bệnh. Một số ít bày tỏ sự không đồng tình với cách chữa bệnh này khi trẻ bị Covid-19.

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng-1
Đa số bày tỏ sự thương cảm, mong con nhanh khỏi bệnh.

Tuyệt đối không được cho trẻ bị Covid-19 xông hơi vì quá nhiều rủi ro nguy hiểm

BS Trương Hữu Khanh (Thầy thuốc Ưu tú, Chuyên gia Dịch tễ, Nguyên Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, TP.HCM) khẳng định, tuyệt đối không được cho trẻ xông khi bị Covid-19. Điều này quá nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

"Việc cho trẻ xông khi bị Covid-19 rất nguy hiểm. Điều này có thể khiến trẻ gặp những rủi ro sức khỏe khó lường. Vô tình, cha mẹ biến trẻ đang từ bệnh nhẹ thành thêm bệnh, tình trạng càng khó hồi phục hơn", BS Trương Hữu Khanh khẳng định.

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng-2

Những rủi ro khi cho trẻ xông khi bị Covid-19 được vị chuyên gia liệt kê như sau:

1. Nguy cơ bị bỏng nặng

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vốn có làn da rất non nớt, mỏng manh. Chỉ cần trái gió trở trời, trẻ cũng hay dễ mắc bệnh ngoài da, bị khô nẻ rất đau đớn. Bây giờ, phụ huynh hơ nguyên cái mặt của con trước nồi xông sôi sùng sục thì da của người lớn cũng dễ bị bỏng nữa là trẻ. Đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Điều này dẫn đến hậu quả con bạn sẽ bị bỏng, thậm chí là bỏng nặng. Nhất là hình ảnh hơ mặt con nhỏ trước nồi xông sôi sùng sục trong toàn bộ thời gian xông thì nguy cơ đó chắc chắn sẽ xảy ra.

2. Trẻ bị mất nước, mất điện giải

Bình thường, việc xông hơi đã khiến cơ thể mất nước. Nhưng với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ có hệ miễn dịch còn yếu kém, cho trẻ xông dưới nồi nước xông sôi sùng sục chẳng hóa đang giết con.

"Trẻ lúc này dễ bị mất nước, mất điện giải. Điều này có thể khiến trẻ mệt lả dần, nguy cơ tử vong cao", chuyên gia khẳng định.

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng-3

3. Tổn thương niêm mạc đường hô hấp

Việc hít thở luồng khí nóng thường xuyên, liên tục trong một khoảng thời gian nhất định vốn quá sức đối với trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ. Đường hô hấp của trẻ còn đang trong giai đoạn phát triển. Việc xông hơi nóng thẳng vào mũi khiến niêm mạc đường hô hấp của trẻ bị khô, mỏng, ngày càng trở nên yếu ớt hơn, nguy cơ kích ứng, chảy máu mũi...

"Việc xông khi bị Covid-19 vốn không được tùy tiện, không phải ai cũng có thể tiến hành. Với người trưởng thành, chẳng may bị sốt cao vẫn luôn khuyến cáo không được xông nếu không muốn diễn tiến nặng thêm. Với trẻ nhỏ, điều này càng không được tùy tiện. Và tóm lại, nghiêm cấm xông cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ khi bị Covid-19 vì quá nguy hiểm", BS Trương Hữu Khanh nói.

Vậy, để chăm sóc trẻ nhiễm Covid-19 đúng cách tại nhà giúp trẻ nhanh khỏi, không lo biến chứng, cha mẹ cần lưu ý những gì?

PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng (Nguyên Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai) chia sẻ, ngoài từ bỏ việc xông cho trẻ, cha mẹ cần chú ý những việc sau không nên làm khi điều trị trẻ nhiễm Covid-19 tại nhà:

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng-4

- Không tự ý sử dụng 2 loại thuốc ho cùng lúc hoặc các loại thuốc ho có thành phần chống dị ứng, giảm ho.

- Không lạm dụng các vitamin kể cả vitamin C hay multivitamin.

- Không tự dùng thuốc kháng sinh, thuốc chứa corticoid, thuốc kháng virus...

- Không dùng các đơn thuốc trên mạng.

- Không chia sẻ đơn thuốc của trẻ.

Thay vào đó, cha mẹ nên làm những việc sau để con mắc Covid-19 nhanh chóng hồi phục:

1. Chế độ dinh dưỡng

- Đảm bảo đủ nước (với trẻ từ 0-6 tháng cần bú mẹ hoàn toàn; trẻ từ 7-12 tháng tuổi cần 800ml nước/sữa; Trẻ từ 1-3 tuổi cần 900ml; trẻ từ 4-8 tuổi cần 1.200ml; 9-13 tuổi cần 1.60-1.800ml; trẻ từ 14-18 tuổi cần 1.800-2.600ml).

- Ăn đầy đủ chất, cho trẻ ăn tăng cường trái cây, uống nước hoa quả…

- Không bỏ bữa.

- Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cần bú mẹ kể cả mẹ là F0.

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng-5

2. Vệ sinh cho trẻ

- Vệ sinh, tắm rửa sạch sẽ, không kiêng nước.

- Vệ sinh tay thường xuyên.

- Vệ sinh mũi nếu trẻ chảy nhiều nước mũi/nước mũi đặc quánh. Nếu chảy mũi ít chỉ cần lau bằng khăn mềm sạch.

3. Khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên

- Chườm hạ sốt.

- Uống thuốc hạ sốt như paracetamol (Hapacol, Efferalgan, Doliprane, Tylenol…) liều 10-15 mg/kg/lần, có thể lặp lại mỗi 4-6 h, ngày không quá 4 lần.

- Bù nước.

Nếu sau khi dùng thuốc hạ sốt 2 lần không đỡ, cần thông báo ngay cho Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà để được xử trí.

Video cho trẻ xông khi bị Covid-19 gây rúng động MXH: BS Nhi cấm tuyệt đối, tiết lộ điều quan trọng nhất giúp trẻ nhanh khỏi Covid, không lo biến chứng-6

4. Khi trẻ bị ho, đau họng

- Dùng thuốc ho phải theo chỉ định của bác sĩ, dùng khi thật cần.

- Thuốc ức chế ho: Dùng khi ho quá nhiều, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

- Thuốc loãng đờm: Có thể thay thế bằng uống nhiều nước, không dùng cho trẻ dưới 2 tuổi.

- Thuốc ho thảo dược: Chú ý khuyến cáo dùng.

5. Đồ dùng thiết yếu cho trẻ mắc Covid-19

- Khẩu trang.

- Nước sát khuẩn.

- Máy đo SpO2 cầm tay.

- Nhiệt kế.

- Điện thoại.

- Thuốc hạ sốt dạng uống, đặt hậu môn, Oresol, thuốc ho, vitamin tổng hợp.

- Nước muối sinh lý.

6. Khi cần tư vấn hoặc thấy trẻ có biểu hiện bất thường cần báo cho ai?

- Cơ sở quản lý người mắc Covid-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…

- Liên hệ điện thoại của các bệnh viện có khoa Nhi hoặc các cơ sở xử trí của từng phường/huyện để được tư vấn.

Ví dụ tại Bệnh viện Bạch Mai, có thể liên lạc số điện thoại 086.958.7716 của Trung tâm Nhi khoa.

Hotline 0241022 nhánh số 3 của mạng lưới Thầy thuốc đồng hành tại Hà Nội, Các ứng dụng, các group zalo, facebook tư vấn sức khỏe miễn phí đáng tin cậy của các thầy thuốc..

Theo Nhịp sống Việt
Xem link gốc Ẩn link gốc
http://nhipsongviet.toquoc.vn/video-cho-tre-xong-khi-bi-covid-19-gay-rung-dong-mxh-bs-nhi-cam-tuyet-doi-tiet-lo-dieu-quan-trong-nhat-giup-tre-nhanh-khoi-covid-khong-lo-bien-chung-22202221214133419.htm
Bình luận
Bình luận của bạn về bài viết

    Thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Mẹo vặt - Thứ bảy, 23/09/2023 10:52
    Chất lượng và tình trạng vệ sinh của thớt có ảnh hưởng quan trọng đến sự an toàn của gia đình, vậy thớt nhựa hay thớt gỗ tốt cho sức khỏe hơn?

    Liên tiếp 2 bé trai mắc bệnh dại nhập viện nguy kịch

    Tin y dược - Thứ bảy, 23/09/2023 10:13
    Chỉ trong 2 tuần, tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) tiếp nhận 2 trường hợp mắc bệnh dại nguy kịch. Đáng chú ý, trước đó, gia đình không biết nguyên nhân gây ra cơn dại của con.

    Có hay không phương pháp lọc mỡ máu tốt cho sức khỏe?

    Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 22/09/2023 20:36
    Mới đây, diễn viên Bình Minh chia sẻ lên mạng xã hội Facebook về việc lọc mỡ máu toàn diện để ngăn ngừa bệnh đột quỵ, suy gan... Trước thông tin này, nhiều bạn đọc thắc mắc thực tế phương pháp này có thần kỳ như vậy?

    Vi khuẩn Salmonella có trong thịt heo xíu của bánh mì Phượng nguy hiểm thế nào?

    Tin y dược - Thứ sáu, 22/09/2023 10:09
    Viện Pasteur Nha Trang chỉ ra món thịt heo xíu - thành phần của bánh mì Phượng gây ngộ độc khiến 141 người nhập viện, có vi khuẩn Salmonella.

    Ôm cục nợ 3 tỷ chứng khoán, người đàn ông 31 tuổi nhập viện tâm thần

    Tin y dược - Thứ tư, 20/09/2023 13:51
    Nhiều người trẻ chịu áp lực tiền bạc, làm giàu dẫn tới căng thẳng, mệt mỏi kéo dài, phát bệnh tâm thần.

    5 kiểu ăn sáng khiến phụ nữ già nhanh khủng khiếp, sức khỏe cũng bị tổn hại

    Bí quyết làm đẹp - Thứ tư, 20/09/2023 08:04
    Nếu đang xây dựng chế độ ăn lành mạnh để cải thiện sức khỏe và làm chậm quá trình lão hóa, phụ nữ nên tránh 5 kiểu ăn sáng sau đây.

    Người đàn ông liên tục dương tính với SARS-CoV-2 trong hơn 14 tháng

    Tin tức - Thứ tư, 16/02/2022 17:48
    Ông Muzaffer Kayasan, người Thổ Nhĩ Kỳ, đã liên tục dương tính với Covid-19 trong 14 tháng qua. Ông là người nhiễm virus corona lâu nhất tại Thổ Nhĩ Kỳ, và có thể cũng lâu nhất trên toàn thế giới. Trước ông, một người phụ nữ ở Maryland, Mỹ được coi là ca nhiễm Covid-19 lâu nhất với 305 ngày. Đến nay, ông vẫn chưa có kết quả xét nghiệm nào âm tính, dù chỉ là một lần trong số gần 80 lần xét nghiệm.

    Hà Nội thêm 2.981 ca Covid-19 tại 502 xã, phường

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 22:17
    Ngày 12/2, Hà Nội ghi nhận 2.981 trường hợp Covid-19 với 808 F0 cộng đồng và 2.179 ca đã cách ly. Số nhiễm phát hiện trong ngày tăng 73 ca so với hôm qua.

    Bộ Y tế hướng dẫn danh mục thuốc điều trị ngoại trú cho F0 tại nhà

    Tin y dược - Thứ bảy, 12/02/2022 12:34
    Bộ Y tế nêu rõ, F0 điều trị tại nhà sẽ được kê các thuốc hạ sốt, giảm đau, kháng virus; riêng thuốc chống đông và chống viêm sẽ không được phát sẵn mà do bác sĩ kê đơn và chỉ dùng một ngày trong khi chờ chuyển đến viện...

    Đau mắt đỏ có thể biến chứng nguy hiểm, mất thị lực vĩnh viễn

    Bệnh chuyên khoa - Thứ ba, 19/09/2023 10:39
    Thời gian gần đây, bệnh đau mắt đỏ có xu hướng gia tăng tại một số tỉnh, thành như Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM... Các bác sĩ khuyến cáo, bệnh này có thể biến chứng nguy hiểm, thậm chí mất thị lực.

    Ba người tử vong do mắc bạch hầu, Bộ Y tế ra công văn khẩn

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 19/09/2023 09:48
    Ngày 18/9, Bộ Y tế thông tin Đoàn công tác của Bộ Y tế do TS. Vương Ánh Dương, Phó Cục trưởng Cục Quản lí Khám chữa bệnh làm trưởng đoàn đã đi kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh bạch hầu tại tỉnh Điện Biên. Đến nay tại Hà Giang và Điện Biên đã có 3 bệnh nhân mắc bạch hầu tử vong.

    Cô gái trẻ sốc phản vệ sau 10 phút tự ý mua thuốc về uống

    Tin y dược - Thứ ba, 19/09/2023 07:37
    Nữ bệnh nhân 23 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc phản vệ độ 2 sau khi uống hết liều thuốc được nhân viên bán thuốc kê.

    Cô dâu Thu Sao chụp ảnh, tổ chức tiệc kỷ niệm 5 năm ngày cưới, nhan sắc hiện tại khiến dân mạng tò mò

    Gia đình - Thứ hai, 18/09/2023 19:43
    Để kỷ niệm 5 năm ngày cưới, cặp đôi Thu Sao - Hoa Cương đã tổ chức tiệc “tưng bừng”, chứng minh tình yêu đích thực, hạnh phúc ngọt ngào như ngày mới cưới.

    Ớn lạnh đồng xu mắc kẹt trong thực quản của bé gái 5 tuổi

    Phòng bệnh - Chủ nhật, 17/09/2023 16:23
    Bé gái 5 tuổi vừa được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Tĩnh nội soi gắp thành công dị vật là một đồng xu kẹt trong thực quản.

    Bệnh đau mắt đỏ lây lan cả nước, bác sĩ đưa những cách hạn chế nhiễm bệnh trong giai đoạn này

    Bí quyết làm đẹp - Chủ nhật, 17/09/2023 08:28
    Bệnh đau mắt đỏ có các triệu chứng không điển hình ban đầu: đau nhẹ ở họng, sốt nhẹ, đau mỏi cơ, mệt mỏi, ho, sổ mũi. Các triệu chứng sau đó kéo dài 1-2 ngày rồi xuất hiện các triệu chứng khác ở mắt.

    Bác sĩ nói gì về dịch vụ “bắt sâu mắt" đang nở rộ?

    Bệnh chuyên khoa - Thứ bảy, 16/09/2023 16:46
    Dịch vụ "bắt sâu mắt" đang được các spa quảng cáo rầm rộ trên nhiều trang mạng xã hội với công dụng làm sạch mắt, thải độc, giảm ngứa mắt. Với chi phí khoảng 200.000 đồng/lần, nhiều người sẵn sàng móc hầu bao

    5 kiểu áo rất hợp để phối cùng chân váy dài

    Xu hướng - Thứ bảy, 16/09/2023 10:38
    Mùa thu thực sự thích hợp để diện chân váy dài. Và đây là 5 kiểu áo dễ phối nhất bạn nên ghim ngay để không bao giờ mặc xấu.

    Xôn xao clip cô giáo mầm non bị hành hung giữa đường, nghi do ghen tuông

    Gia đình - Thứ năm, 14/09/2023 21:52
    Trên đường đi dạy về, cô giáo mầm non 28 tuổi ở Hà Tĩnh bị hành hung. Lực lượng công an đã vào cuộc điều tra.

    Cách sơ cứu người bị ngạt khí đám cháy cần biết

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 15:22
    Ngạt khí, ngạt khói nếu không được sơ cứu đúng cách có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng về hô hấp.

    Những lưu ý khi dùng đồ đạc trong nhà để giảm nguy cơ cháy nổ

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 10:01
    Nhiều đồ nội thất, thiết bị trong nhà ở có nguy cơ hỏa hoạn nếu dùng sai cách. Dưới đây là một vài lưu ý quan trọng trong việc sử dụng các vật dụng để hạn chế cháy nổ.

    Hà Thanh Xuân có làn da trẻ trung nhờ uống 1 thứ nước mỗi sáng ngủ dậy

    Bí quyết làm đẹp - Thứ năm, 14/09/2023 09:05
    Ca sĩ Hà Thanh Xuân có làn da trẻ trung hơn nhiều so với tuổi thật nhờ uống loại nước nhà ai cũng có mỗi sáng, ngay khi tỉnh dậy.

    Vì sao cửa thoát hiểm chống cháy ở chung cư luôn phải đóng?

    Mẹo vặt - Thứ năm, 14/09/2023 08:14
    Cửa thoát hiểm chống cháy ở các tòa nhà cao tầng luôn phải đóng kín khi không có hỏa hoạn và chỉ có thể mở theo một chiều, bạn có biết tại sao?

    Trúng gió và đột quỵ não thường bị nhầm lẫn, phân biệt ra sao để có cách xử trí đúng?

    Bệnh thường gặp - Thứ tư, 13/09/2023 07:43
    Trúng gió và đột quỵ não đều xảy ra đột ngột và dễ gây nhầm lẫn cho những người xung quanh, nếu không có cách xử lý kịp thời và đúng cách có thể gây ra nguy hiểm.

    Ung thư tuyến tiền liệt - nỗi sợ hàng đầu của nam giới: Dấu hiệu đầu tiên rất dễ bị bỏ qua

    Nam giới - Thứ ba, 12/09/2023 14:49
    Mới đây, một người đàn ông mắc ung thư tuyến tiền liệt đã chia sẻ 2 dấu hiệu đầu tiên mình gặp phải.

    Yêu cầu làm rõ vụ bé sơ sinh tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B

    Tin y dược - Thứ ba, 12/09/2023 08:38
    Cục Y tế dự phòng đề nghị họp Hội đồng chuyên môn đánh giá nguyên nhân tai biến nặng trong quá trình sử dụng vắc-xin để kết luận về trường hợp trẻ tử vong sau tiêm vắc-xin viêm gan B.

    Người phụ nữ bị chó nhà cắn đứt lìa bàn chân

    Tin y dược - Thứ ba, 12/09/2023 08:36
    Nữ bệnh nhân đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (Hà Nội) tiêm phòng dại sau khi bị chó nhà cắn đứt rời bàn chân phải.

    Hà Nội: Cô gái 20 tuổi tử vong vì sốt xuất huyết

    Bệnh lây nhiễm - Thứ ba, 12/09/2023 08:34
    Ngày 11/9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông tin, nữ bệnh nhân 20 tuổi bị sốt xuất huyết đã tử vong.