Vụ tra tấn như thời trung cổ trên tàu cá: Người thân cung cấp hồ sơ điều trị bệnh cho công an
-
Chìm tàu đánh cá, 8 thuyền viên được cứu sống an toàn
Ngày 11/8, tin từ bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Quảng Bình, đồn Biên phòng Nhật Lệ vừa tổ chức lực lượng tiếp nhận 8 thuyền viên trên tàu cá bị chìm, vào bờ an toàn.
Tối 19/11, chia sẻ với Tiền Phong qua điện thoại, ông L.T.L (cha nuôi của nạn nhân T) cho biết, ông là người giới thiệu cho T đi theo tàu cá mang số hiệu BT 97993-TS.
“T. bị tật một bên mắt và một bên chân nổi u bẩm sinh từ nhỏ. Sức khoẻ của con cũng không bằng người ta, nhưng được cái siêng năng, chăm chỉ”, ông L cho biết thêm.
Theo lời kể của ông L, vào khoảng tháng 5/2022, bà chủ ghe báo T bị nổi mụn ở lỗ tai (phần lỗ tai bị viêm mủ) nên cho vào bờ để điều trị. Tuy nhiên, ông nhận thấy thương tích trên người T rất nặng và gặng hỏi thì anh mới nói rằng mình bị đánh.
“Lúc này, tôi mới đưa T đi chụp x-quang, trị bệnh. Khám ra thì T bị gãy xương sườn, gãy răng và có nhiều vết thương trên người. Hơn 2 tháng, tôi là người đưa T đi điều trị và yêu cầu chủ ghe bồi thường”, ông L nói.
Cũng theo ông L, ban đầu, chủ ghe đưa cho ông 3 triệu đồng đi điều trị cho T nhưng ông không chấp nhận. Sau đó, chủ ghe đã đồng ý đưa cho ông 5 triệu đồng. Khi sức khoẻ anh T bình phục, ông đưa con qua gặp chủ ghe nói chuyện “phải quấy”.
Khi đó, T đưa ra mức giá 150 triệu đồng yêu cầu chủ ghe bồi thường thì anh ta sẽ làm giấy bãi nại, không yêu cầu xử lý hình sự. Chủ ghe đồng ý với yêu cầu này của T.
“Sau đó, một người mà T nói là anh em kết nghĩa đã nhận 150 triệu đồng từ chủ ghe. Người này sau khi nhận tiền đã bỏ đi mất; đến nay, T chưa nhận được tiền”, ông L cho biết thêm.
Ông L bức xúc nói: “Sau này khi xem được clip T bị đánh như vậy tôi mới bất ngờ. Tôi cứ nghĩ rằng khi đi theo tàu T có mâu thuẫn nên đánh nhau, chứ không nghĩ T bị hành hạ như vậy. Tôi đã cung cấp hồ sơ lúc T đi điều trị bệnh cho công an”, ông L cho hay.
Như Tiền Phong thông tin, ngay sau khi vụ việc xảy ra, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có văn bản "hỏa tốc" đề nghị Công an tỉnh khẩn trương phối hợp cùng các đơn vị liên quan xác minh; xử lý nghiêm nếu có xảy ra sai phạm.
Đồng thời, Chủ tịch tỉnh Cà Mau cũng giao Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo cập nhật, cung cấp thông tin cho báo chí theo đúng quy định.
Sau đó, Cơ quan CSĐT Công an huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) đã khởi tố để điều tra vụ án hành hạ người khác. Đồng thời, công an cũng đang điều tàu có 3 nghi can vào bờ.
-
Thái Bình: Lần đầu xét xử đối tượng đánh cán bộ chốt kiểm dịch Covid-19, tuyên 9 tháng tù giam
Tại phiên tòa, bị cáo Trần Văn Mạnh đã khai nhận hành vi phạm tội của mình, lời khai của bị cáo phù hợp với các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
-
Được phát khẩu trang miễn phí, 2 người đàn ông không đeo mà còn đánh cán bộ chốt kiểm dịch Covid-19
Được phát khẩu trang miễn phí tại chốt kiểm soát dịch Covid-19, 2 người đàn ông ở tỉnh Quảng Nam không đeo mà còn cầm mũ bảo hiểm tấn công một cán bộ đang làm nhiệm vụ.
-
Thanh niên Quảng Ninh đánh cán bộ tại chốt kiểm dịch Covid-19 vì nhắc đeo khẩu trang lĩnh 9 tháng tù
TAND huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) đã tuyên phạt 9 tháng tù giam với đối tượng Đào Xuân Anh, người dùng mũ cối đánh cán bộ tại chốt kiểm dịch Covid-19 vì nhắc đeo khẩu trang.