Vụ trực thăng chở du khách gặp nạn: Công ty bảo hiểm sẽ chi trả thế nào?
-
Người đàn ông lên Facebook tuyển 100 người đi đánh nhau để 'câu like'
Người đàn ông ở Đắk Lắk đã lợi dụng mạng xã hội đăng tin thuê 100 người đi đánh nhau cùng mình rồi hứa trả tiền công cho họ từ 5-70 triệu đồng.
Sau vụ trực thăng Bell-505 rơi, 5 người gặp nạn, có thông tin cho rằng, đơn vị chào bán giá dịch vụ du lịch trực thăng ngắm vịnh Hạ Long sẽ bồi thường thiệt hại sự cố lên tới 30 triệu USD/sự vụ. Nhưng việc bồi thường phải phụ thuộc vào hợp đồng thỏa thuận giữa hành khách và đơn vị bán vé về mức vé, mức bảo hiểm kèm theo.
Trước thông tin trên, nguồn tin của Dân trí cho biết, công ty bảo hiểm sẽ đền bù cho chiếc trực thăng bị rơi và người phi công. Mức đền bù dao động từ 1,5 - 2 triệu USD, tương đương hơn 35 - 47 tỷ đồng. Trong đó, gia đình phi công có thế nhận được khoản tiền bảo hiểm khoảng 200.000 USD, tương đương gần 4,7 tỷ đồng.
Tuy nhiên, việc đền bù không phải do một công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm mà do liên danh Bảo hiểm Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (PVI) - Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC) chi trả.
Người này cũng cho biết, thông tin vụ tai nạn máy bay Bell-505 được chi trả 30 triệu USD chưa chính xác. Theo đó, giá trị bảo hiểm 30 triệu USD là của toàn bộ dàn máy bay và toàn bộ phi đội bay.
"Thiệt hại tới đâu thì bảo hiểm sẽ chi trả tới đó. Giá trị càng cao thì chi phí đóng hàng năm càng nhiều. Đồng thời, rủi ro càng cao thì chi phí phải trả càng lớn", nguồn tin này cho hay.
Phần đuôi và một phần thân chiếc trực thăng được trục vớt (Ảnh: Hoàng Nhật).
Trước mắt, gia đình phi công sẽ nhận được khoản tiền bảo hiểm do liên danh bảo hiểm chi trả do hồ sơ có thể xử lý nhanh. Đối với máy bay, việc bảo hiểm sẽ mất thời gian hơn do còn phải điều tra, giám định.
Theo tìm hiểu của Dân trí, Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đã ký kết Hợp đồng Bảo hiểm hàng không năm 2022 - 2023 với liên danh Bảo hiểm Tổng công ty Bảo hiểm PVI - Tổng Công ty bảo hiểm Bảo Việt và Công ty cổ phần bảo hiểm Quân đội (MIC).
Thời gian gói bảo hiểm kéo dài từ ngày 21/4/2022 đến ngày 20/4/2023. 14 ngày nữa, gói bảo hiểm này sẽ hết hạn. Tuy nhiên, gói bảo hiểm sẽ có thỏa thuận gia hạn gia hạn với mức phí hàng năm khoảng 300.000 - 400.000 USD.
Trong liên danh bảo hiểm của Tổng công ty Trực thăng Việt Nam, PVI là đơn vị có trách nhiệm cao nhất. Do đó, đơn vị này phải chi trả số tiền cao nhất trong 3 công ty bảo hiểm.
Tổng công ty Trực thăng Việt Nam đã mua Bảo hiểm rủi ro đối với thân máy bay, phụ tùng và bảo hiểm trách nhiệm và Bảo hiểm tai nạn con người và chi phí y tế đối với phi công và kỹ thuật viên cho Bell-505 của toàn bộ tàu bay và phi công.
Như Dân trí đưa tin, lúc 17h06 ngày 5/4, máy bay trực thăng Bell-505 (số hiệu VN-8650) của Công ty Trực thăng miền Bắc, Binh đoàn 18 , gặp tai nạn tại tọa độ 20051'55''N - 107001'31''E, thuộc khu vực biển giáp ranh xã Gia Luận, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng.
Trên máy bay lúc này có 5 người, gồm Đại tá - phi công Chu Quang Minh và 4 hành khách người Việt Nam.
-
Vụ ô tô đâm 17 xe máy: Vì sao tài xế bước ra từ cửa phụ?
Liên quan đến vụ ô tô đâm liên hoàn 17 xe máy, cơ quan chức năng xác định cửa bên ghế lái của xe bị sự cố nên nam tài xế thoát ra ngoài bằng cửa phụ.
-
Tìm thấy một phần thi thể nạn nhân thứ 5 trong vụ rơi trực thăng Bell-505
Đến trưa ngày 6/4, lực lượng cứu hộ đã tìm thấy được một phần thi thể của nạn nhân thứ 5 và phần lớn xác trực thăng bị rơi.
-
Vụ rơi máy bay ở Quảng Ninh: Xé lòng ngày sinh nhật cha thành đại tang
Trong vụ rơi máy bay trực thăng ở Quảng Ninh, các nạn nhân đều ở Đà Nẵng, trong đó có 3 nạn nhân là người trong một gia đình.