WHO lưu ý Việt Nam: 2 vấn đề cực kỳ quan trọng để việc tiêm vắc xin Covid-19 có hiệu quả, ít phản ứng
-
Nữ bác sĩ được tiêm vắc xin ngừa Covid-19 đầu tiên tại TP.HCM: “Đây là 'món quà' 8/3 ý nghĩa nhất mà mình nhận được”
Nữ bác sĩ Dư Lê Thanh Xuân (28 tuổi) đang công tác tại khoa cấp cứu hồi sức tích cực - chống độc người lớn Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM là người được chọn tiêm vắc xin đầu tiên tại TP.HCM.
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Văn Thuấn cho hay, đợt tiêm chủng vắc xin Covid-19 đầu tiên tại Việt Nam sẽ tiêm tại 3 địa điểm: Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tỉnh Hải Dương.
Sáng ngày 8/3, những mũi tiêm đầu tiên được thực hiện cho 100 nhân viên y tế tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương sẽ giúp cho đội ngũ thầy thuốc vững tâm trong cuộc chiến Covid-19.
Theo thứ trưởng Thuấn việc ưu tiên tiêm vắc xin cho đội ngũ y bác sĩ để đảm bảo sức khoẻ cho đội ngũ tuyến đầu chống dịch.
Thứ trưởng cũng kêu gọi: "Người dân khi tới lượt mình hãy đi tiêm phòng Covid-9, để bảo vệ bản thân và để cuộc sống của cộng đồng sớm quay trở lại bình thường".
Bộ Y tế sẽ đảm bảo về vấn đề chất lượng, bảo quản, quy trình tiêm chủng… để vắc xin được phát huy hiệu quả.
"Không có vắc xin nào an toàn và bảo vệ bệnh 100%, do vậy cùng với vắc xin người dân vẫn phải đồng thời thực hiện 5K của Bộ y tế, để sớm chặn đứng Covid-19", Thứ trưởng Thuấn nói.
Ông Kidong Park lưu ý Việt Nam 2 vấn đề.
Ông Kidong Park, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam, đánh giá cao công tác chuẩn bị tiêm vắc xin đầu tiên tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.
Vắc xin AstrZeneca đã được sử dụng trên 30 quốc gia, đảm bảo các yếu tố nghiêm ngặt về an toàn và tính sinh miễn dịch.
Kidong Park cho hay: "Đây là chiến dịch tiêm vắc xin lớn nhất trong lịch sử của nhân loại. Việt Nam đã thực hiện tiêm chủng đầu tiên cho đội ngũ nhân viên y tế. Tôi cũng lưu ý 2 vấn đề khi thực hiện tiêm vắc xin đối với Việt Nam cụ thể:
Thứ nhất: Hiện nay, nguồn cung ứng vắc xin Covid-19 trên thế giới chưa đủ đáp ứng. Vì vậy, việc tiêm vắc xin nên thực hiện cho các đối tượng ưu tiên (cán bộ tuyến đầu chống dịch).
Thứ hai: Dù vắc xin AstrZeneca đã được thử nghiệm và an toàn. Tuy nhiên, lần đầu tiên trong dịch sử một loại vắc xin được tiêm chỉ sau 1 năm. Vì vậy cần phải có sự theo dõi phản ứng sau tiêm vắc xin trong 48 giờ, đảm bảo theo dõi để đánh giá vắc xin có an toàn hay không".
WHO cam kết sẽ đồng hành cùng với Việt Nam rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra kiến nghị an toàn với người dân.
GS. Nguyễn Văn Kính, nguyên giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay, Covid-19 là bệnh truyền nhiễm có thể dễ lây cho những bác sĩ ở tuyến đầu chống dịch cao. Theo thống kê trên thế giới có khoảng 10% cán bộ y tế bị lây nhiễm SARS-CoV-2 khi tham gia chống dịch.Việc bảo vệ cán bộ y tế là nhiệm vụ số 1 để có đội ngũ điều trị cho bệnh nhân. Theo lý thuyết 2/3 dân số được tiêm sẽ có miễn dịch.
Gs. Kính phân tích: "Từ khi có vắc xin để phòng vệ và bảo vệ con người trước dịch bệnh, đến nay vắc xin là biện pháp phòng vệ chủ động tốt nhất. Việc sử dụng vắc xin sẽ phải đảm bảo 2 tiêu chí: an toàn và hiệu quả".
Vắc xin AstrZeneca có tính sinh miễn dịch đã thực hiện nghiên cứu lâm sàng giai đoạn, 1, 2, 3. Đồng vời vắc xin AstrZeneca các tiêu chuẩn bảo quản không quá gắt gao, giá cả hợp lý nên được nhiều nước đàm phán muốn mua và sử dụng.
Về tính an toàn của vắc xin AstrZeneca, GS Kính cho biết, không cứ gì vắc xin, một chất lạ (kháng sinh, thực phẩm…) đưa vào cơ thể đều sẽ có phản ứng xảy. Đối với tiêm vắc xin AstrZeneca nhẹ có thể sưng đau ở vị trí tiêm, nặng có thể sốc phản vệ.
"Tiêm vắc xin là cách tạo miễn dịch chủ động tốt nhất mà loài người có thể sử dụng phòng vệ", Gs. Kính nhân mạnh.
-
Hải Dương có thêm 6 người mắc Covid-19
Các ca mắc Covid-19 mới được ghi nhận tại Hải Dương đều là F1 đã được cách ly tập trung.
-
Bản tin Bộ Y tế sáng 6/3: Thêm 07 ca mắc Covid-19, trong đó 01 ca nhập cảnh
Tính đến 6h ngày 06/3: Việt Nam có tổng cộng 1578 ca mắc COVID-19 do lây nhiễm trong nước, trong đó số lượng ca mắc mới tính từ ngày 27/1 đến nay: 885 ca.
-
Bộ trưởng Bộ Y tế: Dự kiến ngày 8/3 sẽ tiêm vaccine phòng Covid-19 mũi đầu tiên
Dự kiến ngày 8/3, những liều vaccine phòng Covid-19 đầu tiên sẽ được tiêm cho người dân Việt Nam theo đúng tinh thần Nghị quyết 21 của Chính phủ.