DÒNG SỰ KIỆN ►
0947268688 liên hệ quảng cáo

Xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)

Tìm hiểu chung

Bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là gì?

Xơ cứng cột bên teo cơ là một bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh. Trong đó, một số tế bào neuron ở não và tủy sống từ từ chết đi. Những tế bào này gửi tín hiệu từ não và tủy sống đến các cơ vân. Ban đầu, người bệnh sẽ có những vấn đề liên quan đến cơ bắp, rồi dần trở nên tàn tật. Đến giai đoạn cuối của bệnh, cơ hô hấp ngưng hoạt động dẫn đến tử vong.

Xơ cứng cột bên teo cơ cũng được gọi là bệnh Lou Gehrig, theo tên của một cầu thủ bóng chày nổi tiếng, người đã qua đời vì bệnh này.

Những ai thường mắc phải bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)?

Xơ cứng cột bên teo cơ là một căn bệnh không quá phổ biến. Bệnh thường ảnh hưởng đến nam giới nhiều hơn nữ giới. Bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ lứa tuổi nào, tuy nhiên độ tuổi mắc bệnh thường từ 40-60 tuổi. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để biết thêm thông tin.

Triệu chứng và dấu hiệu

Những triệu chứng và dấu hiệu của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là gì?

Hội chứng xơ cứng cột bên teo cơ thường bắt đầu với sự yếu cơ ở tay hoặc chân hoặc nói lắp. Sự yếu cơ dần lan đến cả tay, chân và các bộ phận khác của cơ thể. Yếu cơ ở cột sống và cổ sẽ dẫn đến đầu bị gục xuống. Teo cơ và co giật ở lưỡi (rung cơ cục bộ) là những triệu chứng khá phổ biến sau đó. Ở giai đoạn cuối của bệnh, ngươi bệnh có thể bị liệt cơ vận động, dẫn đến khó khăn khi nói, ăn uống (nuốt) và hô hấp.

Tuy nhiên, xơ cứng cột bên teo cơ không ảnh hưởng đến các giác quan như thị giác, khứu giác, vị giác, thính giác, xúc giác. Dù vậy, người bệnh có thể gặp các vấn đề về tâm thần như không nói được hoặc khó khăn khi tìm từ để nói.

Có thể có các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Bạn cần đến bệnh viện hoặc tìm gặp bác sĩ ngay khi có những triệu chứng sau:

  • Đi lại khó khăn và mất kiểm soát các hoạt động sinh hoạt bình thường khác.
  • Chân, bàn chân và đầu gối yếu đi hoặc tê liệt.
  • Tay yếu đi và hoại tử.
  • Nói lắp hay khó nuốt.
  • Tê cơ, tay, vai và lưỡi co giật.
  • Khó ngẩng đầu lên hoặc khó đi đứng hay ngồi đúng cách.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS) là gì?

Hiện nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây xơ cứng cột bên teo cơ. Trên thế giới có khoảng 90% các trường hợp được ghi nhận mắc bệnh do bệnh xuất hiện ngẫu nhiên và 10% trong số đó là do di truyền trong gia đình.

Tuy nhiên, xơ cứng cột bên teo cơ không phải bệnh truyền nhiễm.

Nguy cơ mắc phải

Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)?

Có rất nhiều yếu tố có thể khiến bạn tăng nguy cơ mắc hội chứng xơ cứng cột teo cơ, bao gồm:

  • Di truyền.
  • Yếu tố môi trường.
  • Hút thuốc lá: người nghiện hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn gấp 2 lần bình thường.
  • Phơi nhiễm kim loại hoặc hóa chất.
  • Chấn thương do té ngã, chấn động mạnh.
  • Nhiễm virus.
  • Luyện tập thể dục với cường độ cao.

Chẩn đoán và điều trị

Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.

Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)?

Bác sĩ có thể tiến hành chẩn đoán dựa trên bệnh sử và xét nghiệm trực tiếp trên các dây thần kinh và cơ. Bác sĩ sẽ kiểm tra việc đi bộ, hít thở, tiêu hóa và phản xạ của bệnh nhân.

Bác sĩ cũng có thể yêu cầu được thực hiện điện cơ ký (EMG) và khảo sát dẫn truyền thần kinh. EMG và khảo sát dẫn truyền thần kinh giúp đo lường các dây thần kinh và khả năng hoạt động của cơ.

Các xét nghiệm khác bao gồm xét nghiệm gen, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI), xét nghiệm máu và nước tiểu, chọc dò tủy sống và sinh thiết cơ. Trong sinh thiết, một mảnh nhỏ của cơ được lấy ra và gửi đến phòng thí nghiệm để khảo sát.

Những phương pháp nào dùng để điều trị xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)?

Phương thức điều trị xơ cứng cột bên teo cơ là nhằm kiểm soát các triệu chứng và kéo dài sự sống càng lâu càng tốt.

Người bệnh có thể sử dụng thuốc riluzole để kéo dài cuộc sống và làm chậm tiến triển của bệnh, tuy nhiên cần cân nhắc vì tác dụng của thuốc còn hạn chế. Các thuốc khác có thể giúp kiểm soát các triệu chứng như co cứng, vấn đề tiêu hóa, đau bụng, táo bóntrầm cảm. Nếu bệnh diễn tiến nặng hơn, bạn sẽ cần một ống thông dạ dày để hỗ trợ việc ăn uống dễ dàng hơn. Chuyên gia dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng dinh dưỡng và hạn chế khả năng phát triển của bệnh.

Vật lý trị liệu và các biện pháp trị liệu tâm lý khác có thể giúp bạn mạnh mẽ hơn khi đối đầu với bệnh tình của mình. Trong giai đoạn sau này, mục tiêu chính của việc điều trị là giúp người bệnh cảm thấy thoải mái trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, một số thiết bị có thể trợ giúp cho người bệnh như vòng, khung tập đi, xe lăn và máy thở.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh xơ cứng cột bên teo cơ (ALS)?

Những thói quen sinh hoạt và phong cách sống dưới đây sẽ giúp bạn hạn chế diễn tiến của xơ cứng cột bên teo cơ:

  • Tái khám đúng lịch hẹn để được theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe của bạn.
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ, không được tự ý uống thuốc không được chỉ định hoặc tự ý bỏ thuốc trong toa được kê cho bạn.
  • Tìm hiểu càng nhiều càng tốt về xơ cứng cột bên teo cơ và cách đối phó với bệnh.
  • Tham gia một nhóm hỗ trợ sức khỏe để vừa giúp đỡ bản thân và vừa giúp đỡ bệnh nhân khác.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.

webkhoedep.vn không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Theo Hello bacsi
Tin khác

Dịch thủy đậu bùng phát, bệnh biến chứng có thể tử vong

Bệnh lây nhiễm - Thứ hai, 27/03/2023 14:30
Thủy đậu tuy là bệnh lành tính nhưng lại có khả năng biến chứng nhiễm trùng máu dẫn đến tử vong.

Quần âu công sở có nhiều mẫu mã nhưng đây là 5 kiểu đáng sắm nhất

Xu hướng - Thứ hai, 27/03/2023 10:24
Để không phải suy nghĩ nhiều khi chọn quần âu công sở, chị em hãy tham khảo 5 gợi ý sau đây.

Cảnh giác với loại vi khuẩn nguy hiểm từ thịt lợn

Bệnh thường gặp - Thứ hai, 27/03/2023 08:34
Thịt lợn là loại thịt được tiêu thụ nhiều nhất ở Việt Nam, song lại có tỷ lệ nhiễm vi khuẩn Salmonella tương đối cao. Ước tính, mỗi năm, cứ 10 người tiêu dùng lại có 1-2 trường hợp có nguy cơ nhiễm khuẩn này.

Nữ sinh lớp 12 viêm phụ khoa nặng vì quan hệ không dùng bao cao su

Nữ giới - Chủ nhật, 26/03/2023 10:48
Nữ sinh lớp 12 thừa nhận đã bắt đầu yêu từ 4 năm trước. Các lần gần gũi với bạn trai đều không sử dụng biện pháp bảo vệ.

Đột ngột giảm 6kg một tháng, cô gái 22 tuổi phát hiện ung thư hay gặp ở nữ

Bệnh mãn tính - Chủ nhật, 26/03/2023 10:06
Một tháng trước khi vào viện, chị L., 22 tuổi, phát hiện vùng cổ to bất thường, ăn uống khó khăn hơn. Chị cũng đột ngột giảm 6kg/tháng, mệt mỏi nhiều, mất ngủ.

Chiêu trò trục lợi từ nhu cầu giảm cân

Tin y dược - Chủ nhật, 26/03/2023 09:49
Những thực phẩm ăn kiêng có thể vừa giảm cân lại vừa an toàn cho sức khỏe, liệu có thực sự đúng như những lời quảng cáo? Câu trả lời có trong Tiêu điểm hôm nay.

Con có những dấu hiệu này mẹ cần cho bé đi khám gấp vì nguy cơ bị thủy đậu

Phòng bệnh - Thứ bảy, 25/03/2023 14:49
Khi trẻ xuất hiện những dấu hiệu này, bố mẹ không nên chủ quan mà cần cho trẻ đi khám sớm.

Ngộ độc cá chép ở Quảng Nam: Người cuối cùng cai máy thở

Bệnh thường gặp - Thứ sáu, 24/03/2023 15:46
2 bệnh nhân có thể xuất viện vào tuần tới, riêng bệnh nhân nặng nhất dù đã được cai máy thở nhưng cần theo dõi biến chứng ngừng tim đột ngột.

Cúm A/H1N1: Nguy cơ tấn công cộng đồng

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 14:33
Gần đây, tại TPHCM có hàng loạt học sinh phải nghỉ học vì bệnh hô hấp. Các cơ quan chuyên môn cảnh báo nguy cơ bệnh có thể lây lan rộng...

Người đàn ông mất ngón chân vì đắp lá trộn muối chữa gout

Bệnh mãn tính - Thứ sáu, 24/03/2023 14:26
Do công việc phải tiếp khách, uống bia nhiều, người đàn ông mắc bệnh gout, tiểu đường không tuân thủ lời khuyên ăn uống của bác sĩ. Khi khớp sưng đau, anh đắp lá trộn với muối để chữa bệnh.

Chăm sóc trẻ bị thủy đậu: Tuyệt đối không được làm vỡ mụn nước!

Bệnh lây nhiễm - Thứ sáu, 24/03/2023 11:43
Thời điểm hiện tại, bệnh thủy đậu đang lưu hành và có dấu hiệu tăng lên với nhiều ca biến chứng nguy hiểm. Để phát hiện xử trí kịp thời khi trẻ bị thủy đậu, cha mẹ đừng quên những kiến thức dưới đây.

Công dụng bất ngờ từ hoa chuối không phải ai cũng biết

Bài thuốc dân gian - Thứ sáu, 24/03/2023 10:54
Hoa chuối là món ăn dân dã nhưng cũng mang lại nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe.

Người Việt có 2 loại rau quốc dân nếu kết hợp cùng canh cua đồng sẽ giúp nhuận tràng, khỏe ruột

Xu hướng - Thứ sáu, 24/03/2023 08:24
Cua đồng nấu canh vốn đã bổ dưỡng, nhưng sẽ còn thơm ngon hơn nếu như chúng được kết hợp với những loại rau phù hợp, trong đó rau đay và mồng tơi là hai loại rau thường được nấu cùng với cua đồng nhất.

Bộ Y tế tạm dừng sử dụng hàng loạt thuốc huyết áp, tuần hoàn não

Tin y dược - Thứ năm, 23/03/2023 19:06
Bộ Y tế yêu cầu tạm ngừng nhập khẩu, phân phối, lưu hành và sử dụng 15 loại thuốc do cơ sở Arena Group S.A. (Romania) sản xuất, trong số này có nhiều loại thuốc tăng huyết áp, tuần hoàn não.